DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thành lập công ty, tư vấn thành lập doanh nghiệp cho hàng ngàn công ty trong khu vực Đồng Nai – Bình Dương – TP.HCM – Vũng Tàu. Hơn ai hết chúng tôi thấu hiểu được sự khó khăn khi doanh nghiệp tự làm thủ tục thành lập công ty mà chưa nắm rõ về quy trình thực hiện sẽ dẫn đến việc mất nhiều thời gian và chi phí ảnh hưởng đến công việc. Vì vậy Asadona đã giúp hàng ngàn công ty hoàn thành thủ thành lập doanh nghiệp.

Chi phí thành lập công ty bao nhiêu?

Tổng phí thành lập công ty 1.600.000 đồng – Cam kết không phát sinh chi phí

Thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp mất 4 ngày vì:

  • 1 ngày để tư vấn, soạn hồ sơ, gửi hồ sơ cho khách hàng ký và nộp hồ sơ ở Sở KH&ĐT;
  • 3 ngày để Sở KH&ĐT kiểm tra hồ sơ của doanh nghiệp và cấp giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp cần cung cấp những thông tin gì?

1. Chuẩn bị tên công ty: Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng, không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký. Doanh nghiệp nên chuẩn bị 1-3 tên để có nhiều sự lựa chọn. Sau khi doanh nghiệp cung cấp tên thì chuyên viên của Asadona sẽ kiểm tra xem tên đó có được cấp hay không, có bị trùng lặp hay không và tư vấn cho doanh nghiệp về tên công ty phù hợp với loại hình kinh doanh.

Ví dụ: CÔNG TY TNHH KIM TRUNG PHÁT

2. Cung cấp địa chỉ công ty: Là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Ví dụ: Số 320, tổ 15, khu phố 2, Phường Long Bình Tân, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

3. Cung cấp số điện thoại của công ty

4. Xác định số vốn điều lệ: Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ một số ngành nghề đặc thù được quy định về vốn pháp định. Vì vậy tùy thuộc vào quyết định và quy mô của doanh nghiệp

5. Xác định ngành nghề dự định kinh doạnh: Ở mục này doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin ngành mình muốn đăng ký kinh doanh ví dụ: kinh doanh nhà trọ, bán buôn trái cây, vận tải, nội thất, bất động sản….chuyên viên sẽ xem và áp mã ngành phù hợp với theo yêu cầu của doanh nghiệp

6. Cung cấp CCCD: Chuẩn bị 1 bản CCCD công chứng không quá 6 tháng

Những việc cần làm sau khi thành lập

1. Mua chữ ký số: Để tiến hành các thủ tục điện tử như: nộp thuế, kê khai bảo hiểm xã hội, kê khai thuế qua mạng, kê khai thủ tục hải quan, giao dịch trực tuyến

2. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử:Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019, quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khi mua – bán hàng hóa

3. Mở tài khoản ngân hàng: Doanh nghiệp sau khi thành lập cần có ít nhất một tài khoản ngân hàng để hỗ trợ kê khai, nộp thuế và giao dịch với đối tác, khách hàng. HIện nay pháp luật quy định đối với các giao dịch của doanh nghiệp từ 20 triệu đồng trở lên đều phải thông qua chuyển khoản và có đầy đủ hoá đơn chứng từ.

4. Treo bảng hiệu công ty: Doanh nghiệp bắt buộc phải treo biển hiệu công ty với các thông tin cơ bản đầy đủ của doanh nghiệp tại trụ sở chính: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ đặt trụ sở chính. Nếu không treo có thể bị xử phạt hành chính từ .30000.000đ – 50.000.000đ (căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP) hoặc bị khóa mã số thuế.

5. Khai thuế lần đầu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.