Nội dung chính
Các ngành nghề liên quan đến thực phẩm hiện nay cần có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng biết. Hãy cùng Asadona tìm hiểu kĩ hơn về giấy phép này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
- Nghị định 15/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Thông tư 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế đô thu, nộp, quản lý sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT – BCT hướng dẫn việc phân công phối hợp trong quản lý an toàn thực phẩm.
- Thông tư 47/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP
- Thông tư 19/2012/TT-BYT về công bố hợp quy và phù hợp quy định về an toàn thực phẩm
Thủ tục
- Bước 1: Nộp hồ sơ.
- Bước 2: Nộp lệ phí.
Chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu: 150.000 đồng.
Phí xét hồ sơ, phí kiểm tra thực tế địa điểm sản xuất kinh doanh khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép: 700.000 – 3.000.000 đồng.
- Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn kiểm tra thực tế.
- Bước 4: Nhận giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Hồ sơ
- Danh sách tổng hợp giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và những người trực tiếp tham gia sản xuất hoặc kinh doanh.
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất hoặc kinh doanh.
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư/ giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh.
- Giấy khám sức khỏe.
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ.
- Bản xét nghiệm nguồn nước (Cơ sở sản xuất).
- Hợp đồng và hóa đơn mua bán nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh.
Điều kiện
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà cơ sở đó đang kinh doanh và theo quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Cơ quan thẩm quyền
Ba cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Tùy theo các đối tượng sẽ có cơ quan tương ứng cấp.
- Sở Công Thương.
- Sở Nông Nghiệp.
- Sở Y Tế.
1. Sở Công Thương cấp cho các đối tượng sau
- Doanh nghiệp sản xuất: Rượu (Dưới 3 triệu lít/01 năm), bia (Dưới 50 triệu lít/01 năm), nước giải khát (Dưới 20 triệu lít/01 năm), sữa chế biến (Dưới 20 triệu lít/01 năm), dầu thực vật (Dưới 50 nghìn tấn/01 năm), bánh kẹo (dưới 20 nghìn tấn/01 năm), bột và tinh bột (Dưới 100 nghìn tấn/01 năm).
- Đơn vị kinh doanh nhiều sản phẩm thuộc quyền quản lý của 2 cơ quan chuyên ngành.
- Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh từ 2 sản phẩm thuộc thẩm quyền của từ 2 cơ quan chuyên ngành.
2. Sở Nông Nghiệp cấp cho các đối tượng sau:
Cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy hải sản: Ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi ghen, muối, gia vị, đường, chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều, nông sản, thực phẩm khác.
3. Sở Y Tế cấp cho các đối tượng sau:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ bao gói chứa đựng thực phẩm.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống để đảm bảo cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Hy vọng bài viết trên giúp ích cho quý khách hàng về hồ sơ, thủ tục, các cơ quan xử lý,… Nếu gặp vấn đề nào không giải quyết được vui lòng liên hệ Hotline: 08.55449955 để được tư vẫn miễn phí.