Tạm ngừng kinh doanh – Kế hoãn binh thời khủng hoảng

Doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh, quay về dạng "tiềm sinh" như một cái kén để tránh khủng hoảng và chuẩn bị cho phục hồi.

Doanh nghiệp có thể quay về dạng “tiềm sinh” như một cái kén để tránh khủng hoảng và chuẩn bị cho phục hồi.

Khi rơi vào khủng hoảng, thay vì giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp thì ít khi doanh nghiệp nghĩ đến việc tạm ngừng kinh doanh. Tạm ngừng kinh doanh là một giải pháp tốt giúp doanh nghiệp giảm tối đa chi phí, tìm cơ hội mới trong việc tiếp cận các nguồn vốn và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

Tạm ngừng kinh doanh – Kế hoãn binh thời khủng hoảng

Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện hoạt động kinh doanh, trong khoảng thời gian không quá 2 năm – nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay bất kỳ giao dịch nào khác. Sau khi hết thời gian tạm ngừng doanh nghiệp phải hoạt động trở lại, hoặc nếu không hoạt động thì phải giải thể, chuyển nhượng.

Điều 156 Luật Doanh nghiệp quy định doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động (nếu có), trừ trường hợp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không phải nộp thuế môn bài, không kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, không nộp báo cáo tài chính cuối năm. Một lưu ý đối với cách tính thuế môn bài phải nộp đã được Tổng Cục thuế hướng dẫn cụ thể như sau:

Người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch (từ 01/01 đến 31/12) thì không phải kê khai, nộp thuế môn bài đối với cả năm dương lịch tạm ngừng kinh doanh; còn nếu người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh 12 tháng, không trùng với năm dương lịch (tức thời hạn tạm ngừng kinh doanh kéo dài trong 02 năm dương lịch) thì phải thực hiện kê khai, nộp thuế môn bài cả năm dương lịch thứ nhất.

Khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể bớt đi nỗi lo về tiền lương cho người lao động, thuế, các khoản chi khác. Nhờ đó, doanh nghiệp tập trung nhân lực và vật lực để giải quyết các khó khăn còn tồn đọng; tìm cách huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để tái cơ cấu lại doanh nghiệp hoặc cũng như có thể “án binh bất động” chờ đợi cơ hội mới tốt hơn.

Một ưu điểm nổi bật của việc tạm ngừng kinh doanh là khi doanh nghiệp hoạt động trở lại thì thủ tục rất đơn giản, chẳng hạn nếu hết thời hạn tạm ngưng thì doanh nghiệp tự hoạt động trở lại còn nếu sớm hơn thời hạn tạm ngừng thì chỉ cần làm công văn thông báo đến cơ quan chức năng.

Các chi tiết khác về trình tự và thủ tục tạm dừng kinh doanh doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.