Thay đổi vốn điều lệ là một trong những vấn đề tất yếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ những thủ tục này. Cùng Asadona tìm hiểu về các thủ tục, hồ sơ và lưu ý khi giảm vốn điều lệ cho doanh nghiệp.
Định nghĩa vốn điều lệ theo từng loại hình doanh nghiệp:
– Đối với công ty TNHH 1 thành viên: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp trong Điều lệ công ty.
– Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty.
– Đối với công ty cổ phần: Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần mà các thành viên đã bán hoặc đã mua khi thành lập doanh nghiệp.
Hình thức giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp
1. Giảm vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên được giảm vốn điều lệ trong hai trường hợp sau :
– Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty.
– Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp.
2. Giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được giảm vốn điều lệ theo một trong các hình thức sau:
– Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
– Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên;
– Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020.
3. Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Công ty cổ phần có thể thực hiện giảm vốn điều lệ theo các hình thức sau:
– Giảm vốn do không được các cổ đông thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp đầy đủ và đúng hạn.
– Giảm vốn theo quyết định của Đại hội đồng cổ đồng.
– Giảm vốn do công ty mua lại số cổ phần đã phát hành.
Có hai trường hợp công ty được mua lại cổ phần:
Trường hợp 1: Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đồng.
Trường hợp 2: Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty.
Hồ sơ đăng ký thay đổi giảm vốn điều lệ doanh nghiệp
1. Giảm Vốn Công ty TNHH một thành viên
– Thông báo thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp;
– Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp;
– Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ. Báo cáo tài chính phải đảm bảo tiền mặt đủ thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác liên quan đến hoạt động của công ty;
– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;
– Giấy ủy quyền + CMND bản photo của người đi nộp hồ sơ.
2. Giảm Vốn Công ty TNHH hai thành viên trở lên
– Thông báo thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp;
– Quyết định của hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ;
– Biên bản họp hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ;
– Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.Báo cáo tài chính phải đảm bảo tiền mặt đủ để trả cho số vốn giảm cho các thành viên, cũng như đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác liên quan đến hoạt động của công ty TNHH;
– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;
– Giấy ủy quyền + CMND bản photo của người đi nộp hồ sơ.
3. Giảm Vốn Công ty cổ phần
– Thông báo thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp;
– Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ;
– Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ;
– Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.Báo cáo tài chính phải đảm bảo tiền mặt đủ để hoàn trả vốn góp cho cổ đông, cũng như đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác liên quan đến hoạt động của công ty cổ phần. (Đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%, báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập);
– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;
– Giấy ủy quyền + CMND bản photo của người đi nộp hồ sơ.
Thủ tục giảm vốn điều lệ doanh nghiệp
Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thay vốn điều lệ doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thời hạn giải quyết hồ sơ thủ tục tha đổi tăng giảm vốn điều lệ là: 03 ngày làm việc.
Bước 2: Sau khi thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp phải công bố thông tin trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Bước 3:Kê khai mẫu 08 nếu việc thay đổi vốn điều lệ làm thay đổi bậc thuế môn bài.
Trong trường hợp việc tăng vốn của doanh nghiệp làm tăng mức thuế môn bài doanh nghiệp phải phải lập và nộp tờ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo, thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi.
Những lưu ý sau khi đăng ký thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp
– Sau khi đăng ký thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thay đổi.
– Đối với công ty TNHH một thành viên, trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý công ty theo một trong hai loại hình:
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty phải thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;
– Công ty cổ phần theo quy định tại Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020.
Sau khi đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thành viên cồng ty, chủ sở hữu và cổ đông của công ty chịu trách nhiệm đối với phần vốn của mình sau khi đăng ký thay đổi trong doanh nghiệp.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi nhằm hỗ trợ khách hàng thực hiện việc thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp. Quý khách nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ tại Asadona. Giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa rủi ro, tiết kiệm thời gian và công sức nhất có thể.