Nội dung chính
- Thủ tục hành chính mới ban hành về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Công Thương
- Tải về THÔNG TƯ 57/2015/TT-BCT
- Trích Thông tư 57/2015/TT-BTC
- Đối tượng áp dụng của Thông tư
- Điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với khu vực sản xuất thực phẩm
Thủ tục hành chính mới ban hành về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Công Thương
Ngày 15/04/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1471/QĐ-BCT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Theo đó, thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương bao gồm: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ; Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trường hợp bị mất, thất lạc hoặc bị hỏng) đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ.
Cụ thể, đối với việc Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, các cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương đăng ký hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm với Cơ quan do Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện (sau đây gọi là Cơ quan cấp Giấy chứng nhận); Các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận trực tiếp hoặc theo đường bưu điện.
Đối với việc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ , trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do. Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực. Thủ tục, quy trình cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện như trường hợp cấp lần đầu. Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do, v.v…
Quyết định số 1471/QĐ-BCT có hiệu lực từ ngày 15/04/2016.
Tải về THÔNG TƯ 57/2015/TT-BCT
Trích Thông tư 57/2015/TT-BTC
Đối tượng áp dụng của Thông tư
a) Các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương gồm: Các cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở hoặc cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ); Các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật thực hiện cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quy định và phân cấp quản lý.
Điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ
1. Chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (còn hiệu lực) do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Chủ cơ sở có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho chủ cơ sở và những người tham gia trực tiếp sản xuất của cơ sở định kỳ ít nhất 01 (một) lần/ năm tại cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên. Hồ sơ khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất của cơ sở phải được lưu trữ đầy đủ tại cơ sở sản xuất. Chủ cơ sở và người sản xuất trực tiếp tại cơ sở phải có Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với khu vực sản xuất thực phẩm
1. Khu vực sản xuất thực phẩm phải được bố trí tại địa điểm không bị ngập nước, đọng nước, ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại và có khoảng cách an toàn với các nguồn gây ô nhiễm khác.
2. Các công đoạn sản xuất sản phẩm thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc và quy trình chế biến một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.
3. Nền nhà khu vực sản xuất phải bằng phẳng, thoát nước tốt, không gây trơn trượt, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị dột, thấm nước, rêu mốc và đọng nước.
2 bình luận trong “Thủ tục hành chính mới về an toàn thực phẩm”