Nội dung chính
Siết chặt việc hậu kiểm doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh
Bộ Kế hoạch – đầu tư vừa hoàn thành dự thảo thông tư liên tịch cùng Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ về quy chế phối hợp mẫu giữa các cơ quan chức năng thuộc UBND cấp tỉnh để quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập. Theo đó, sở tài chính tới đây sẽ phải thông báo cho sở kế hoạch – đầu tư danh sách các doanh nghiệp bị thu hồi mã số thuế hoặc không hoạt động ở nơi đăng ký trụ sở chính. Cục thuế địa phương cũng sẽ công bố thông tin gồm tên, mã số đối với doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp không nộp thuế trong ba tháng liên tục. Nếu có xử lý vi phạm về thuế thì cơ quan thuế cũng sẽ thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bên cạnh đó, sở kế hoạch – đầu tư, theo quy chế mẫu, cũng phải cung cấp thông tin về doanh nghiệp giải thể, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay có đơn vị phụ thuộc chấm dứt hoạt động. Ngoài ra các sở, ngành trên địa bàn tỉnh/thành phố cũng sẽ công bố thông tin về doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật chuyên ngành… để tăng cường hậu kiểm, ngăn ngừa vi phạm.
Đồng Nai triển khai việc hậu kiểm doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh
Ở Đồng Nai, từ ngày 14/07/2011 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quy chế phối hợp trong công tác hậu kiểm doanh nghiệp tại QUYẾT ĐỊNH 44/2011/QD-UBND về hậu kiểm doanh nghiệp. Và hiện nay Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư Đồng Nai đang thực hiện việc hậu kiểm đối với nhiều doanh gnhiệp trên địa bàn tỉnh. Nội dung công việc hậu kiểm gồm:
1. Kiểm tra sự chấp hành của doanh nghiệp đối với các nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
a) Chấp hành quy định về thành lập doanh nghiệp;
b) Chấp hành quy định về đăng ký trụ sở chính của doanh nghiệp;
2. Kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp:
a) Chấp hành quy định treo biển hiệu của doanh nghiệp;
b) Chấp hành quy định về đăng ký góp vốn của doanh nghiệp;
c) Chấp hành quy định về quản lý doanh nghiệp;
d) Chấp hành quy định về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp;
đ) Chấp hành quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;
e) Chấp hành quy định về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp (Chứng chỉ hành nghề, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, vốn pháp định của doanh nghiệp…);
g) Chấp hành quy định về sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
h) Chấp hành quy định về tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi);
i) Chấp hành các quy định về chế độ kế toán, thuế; đất đai; xây dựng; môi trường; lao động; vệ sinh an toàn thực phẩm… của doanh nghiệp.
3. Kiểm tra việc chấp hành các quy định về công khai thông tin của doanh nghiệp:
a) Chấp hành công bố thông tin về đăng ký doanh nghiệp;
b) Chấp hành chế độ báo cáo, thông báo của doanh nghiệp.
Với nội dung kiểm tra như trên, hầu hết các doanh nghiệp bị hậu kiểm đều có vi phạm do quá trình thành lập doanh nghiệp đã bỏ qua. Vì vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị và bổ sung ngay những thiếu sót để tránh bị phạt khi hậu kiểm. Asadona có thể hỗ trợ doanh nghiệp có trong danh sách hậu kiểm các công việc sau:
– Cung cấp danh sách các công ty và thời gian hậu kiểm
– Cung cấp các biểu mẫu hồ sơ cần thiết để hoàn thành thủ tục phục vụ hậu kiểm như: Bản điều lệ gốc, các văn bản bổ nhiệm chức danh, hợp đồng lao động.
– Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
– Thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh chính xác trong thời gian ngắn.
– Lập giấy chứng nhận góp vốn, sổ thành viên, sổ cổ đông.
– Đăng ký công bố thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
– Lập các báo cáo, thông báo của doanh nghiệp trong thời gian ngắn.
Nếu doanh nghiệp có yêu cầu biểu mẫu văn bản để tự làm hồ sơ hãy liên hệ với chúng tôi để nhận miễn phí qua email. Nếu doanh nghiệp không có thời gian thực hiện hãy ủy quyền cho chúng tôi thực hiện thay.
1 bình luận trong “Triển khai việc hậu kiểm doanh nghiệp Đồng Nai sau đăng ký kinh doanh”