Vấn đề thỏa thuận hợp đồng góp vốn thành lập công ty

Hợp đồng góp vốn thành lập công ty (hay Hợp đồng hợp tác kinh doanh) là hình thức pháp lý ghi nhận nội dung thỏa thuận của các nhà đầu tư về những nội dung liên quan đến việc thành lập và vận hành công ty mới do họ đầu tư góp vốn.

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về hợp đồng góp vốn thành lập công ty giữa các thành viên công ty. Tuy nhiên dựa trên Luật dân sự và Luật doanh nghiệp, các nhà tư vấn vẫn có thể giúp những người đầu tư góp vốn kinh doanh lập hợp đồng này để làm văn bản căn cứ khi cần thiết.

Những nội dung cơ bản trong hợp đồng góp vốn thành lập công ty:

– Điều khoản lựa chọn loại hình và tên gọi công ty;

– Thỏa thuận về ngành nghề đăng ký kinh doanh;

– Thỏa thuận về góp vốn;

– Thỏa thuận về người đại diện theo pháp luật và bộ máy quản lý công ty;

– Thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ cơ bản của người góp vốn thành lập công ty;

– Một số nội dung khác như:

+ Thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

+ Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Thỏa thuận về vốn

Trong hợp đồng góp vốn, thỏa thuận về vốn là quan trọng nhất, do đó còn có thể sử dụng tên gọi khác cho hợp đồng này là “hợp đồng góp vốn”. Việc góp vốn là hành vi tạo dựng cơ sở vật chất để công ty có thể hoạt động, vì ngay cả khi công ty chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để hoạt động theo mục tiêu của các nhà đầu tư thì công ty đã cần phải có những khoản vốn nhất định để chuẩn bị cho quá trình hoạt động của công ty sau này. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu chung của công ty. Các loại tài sản góp vốn có thể là “tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn công ty.”

Các loại tài sản góp vốn

Về nguyên tắc, mọi loại tài sản được pháp luật thừa nhận đều có thể được sử dụng để góp vốn. Tuy nhiên, theo nhu cầu kinh doanh, các nhà đầu tư khi thỏa thuận góp vốn thành lập công ty có quyền tiếp nhận hay từ chối các loại tài sản cụ thể nếu như nghi ngờ về khả năng rủi ro do tiếp nhận loại tài sản góp vốn đó.

Trong điều khoản về góp vốn, các bên cần thỏa thuận rõ các nội dung liên quan:

– Số vốn góp và phần vốn góp vào công ty của từng thành viên;

– Tổng số vốn điều lệ của công ty;

– Loại tài sản dùng để góp vốn;

– Định giá tài sản góp vốn;

– Thời điểm góp vốn hoặc tiến độ góp vốn đối với những nhà đầu tư góp nhiều lần;

– Thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn góp…

Các dạng tài sản góp vốn

Đối với mỗi loại tài sản góp vốn, các bên lại phải có sự thỏa thuận khác nhau:

– Góp vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng là hình thức góp vốn đơn giản nhất do tỉ lệ giá trị dễ xác định và dễ quy ra một đơn vị tiền tệ nhất định;

– Góp vốn bằng tài sản hữu hình (không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng), các thành viên, cổ động sáng lập phải tiến hành định giá tài sản theo nguyên tắc nhất trí. Việc định giá này có thể tự tiến hành hoặc nhờ một tổ chwucs định giá chuyên nghiệp thực hiện. Giá trị tài sản sẽ được quy đổi thành tiền và được ghi vào trong hợp đồng.

– Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất là hình thức góp vốn liên quan đến quy định của pháp luật đất đai, vì vậy thỏa thuận của các bên phải đầy đủ thông tin: diện tích đất, loại đất, vị trí và số hiệu trên bản đồ địa chính, tình trạng sử dụng đất, thời hạn thuê đất còn lại (nếu có)…

– Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật đòi hỏi các bên phải có những thỏa thuận chặt chẽ và phức tạp. Đây là loại tài sản rất khó định giá cho nên các bên cần thỏa thuận do pháp luật chưa có quy định về định giá loại tài sản này.

Hợp đồng phụ

Cũng có những trường hợp phức tạp, việc góp vốn không thể quy định gói gọn trong một điều khoản của hợp đồng. Do đó, hợp đồng thành lập công ty phải có những phụ lục hoặc những hợp đồng phụ như:

– Hợp đồng góp vốn bằng tài sản.

– Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

– Hợp đồng góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ…

Với khách hàng sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Asadona, Hợp đồng này sẽ được lập mặc định cho các thành viên trong công ty và bấm trong quyển Hồ sơ đăng ký kinh doanh giao khách hàng. Những khách hàng không thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Asadona nếu cần mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty này vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận qua email.

, , ,

2 bình luận trong “Vấn đề thỏa thuận hợp đồng góp vốn thành lập công ty

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.