Nội dung chính
- Hiện nay an toàn thực phẩm là vấn đề vô cùng nóng bỏng. Cùng ASADONA giải đáp thắc mắc khi nào cơ sở cần xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Và cần lưu ý những gì khi đăng ký.
- Căn cứ pháp lý
- Khi nào cơ sở cần xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP?
- Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- LIÊN HỆ
Hiện nay an toàn thực phẩm là vấn đề vô cùng nóng bỏng. Cùng ASADONA giải đáp thắc mắc khi nào cơ sở cần xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Và cần lưu ý những gì khi đăng ký.
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
Khi nào cơ sở cần xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP?
Bất kỳ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm điều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động.
Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận:
- Thực hành sản xuất tốt (GMP),
- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP),
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000,
- Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS),
- Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC),
- Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000).
Các cơ sở nêu trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
Đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
Đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc thu hồi thực phẩm;
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Khi nào cơ sở cần xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm?”. Hy vọng bạn đọc nắm được thông tin và lưu ý mức phạt khi vi phạm. Mọi thắc mắc xin liên hệ để được tư vấn miễn phí.
LIÊN HỆ
Hotline: 08.55449955
Email: alo@asadona.com
Office: 1472 Nguyễn Ái Quốc, Phường Tân Phong, TP. Biên Hòa, T. Đồng Nai.