Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch bệnh Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng toàn diện khi cùng lúc chịu tác động cả từ phía cung và cầu. Tác động kép đã ảnh hưởng tới tất cả thị trường đầu ra và đầu vào chủ lực, sản xuất và tiêu dùng. Cùng lúc Việt Nam đối mặt với khó khăn cả về tư liệu sản xuất và thị trường xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa.

Trước tình hình đó, các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người lao động… đang chung tay hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn. Doanh nghiệp có thể áp dụng những chính sách hỗ trợ gì trong mùa dịch bệnh này?

Miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ

Ngân hàng nhà nước có thông tư 01/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Theo đó, điều kiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho doanh nghiệp là khi số dư nợ gốc và/ hoặc lãi phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính hoặc phát sinh từ nghĩa vụ trả nợ gốc trong khoảng thời gian từ 23.1 đến liền sau ba tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch.

Ngoài ra, những doanh nghiệp có doanh thu và thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của Covid-19 dẫn đến mất khả năng trả nợ/lãi đúng hạn cũng sẽ được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Các tiêu chí xác định mức độ ảnh hưởng sẽ do tổ chức tín dụng hướng dẫn.

Đây sẽ cơ sở pháp lý để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp và người dân vay vốn bị thiệt hại bởi covid-19.

Gia hạn nộp thuế

Ngày 27/03/2020 Tổng cục thuế ban hành Công văn số 1307/TCT-CS ngày 27/3/2020 về Nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất.

Theo đó các đối tượng được gia hạn gồm các doanh nghiệp, nhóm cá nhân và hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, chế biến thực phẩm, vận tải đường sắt, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ du lịch…, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Về nội dung gia hạn nộp thuế:

Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế GTGT phát sinh phải nộp các tháng 3, 4, 5, 6 năm 2020 của các đối tượng đang kê khai thuế GTGT theo tháng.

Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với thuế GTGT phát sinh phải nộp của quý I và quý II năm 2020 của các đối tượng đang thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý.

Thời gian gia hạn là 5 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế GTGT. Gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2020 của cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình kinh doanh.

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn trước ngày 15/12/2020.

Về nội dung gia hạn nộp tiền thuê đất:

Gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2020 của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định, hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm và sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh. Thời gian gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.

Chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do dịch bệnh là quyền của người sử dụng lao động, nhưng phải đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật để tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Trong tình hình hiện nay, người lao động cũng phải có trách nhiệm san sẻ với người sử dụng lao động trong thời gian nhất định, khi vượt qua giai đoạn này thì mọi việc sẽ ổn định lại. Hai bên có thể thương lượng về lợi ích khi ngưng việc trên cơ sở đúng pháp luật và thực tế hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Đối với trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng với người lao động, điều 38 của Bộ luật lao động 2012 và điều 12 nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định: người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp xảy ra thiên tai, địch họa, dịch bệnh, khi người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

Doanh nghiệp có thể chấm dứt hợp đồng với người lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải tuân thủ quy định về thời gian báo trước: ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 3 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Điều 98 Bộ luật lao động có quy định trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động vì các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm, hoặc vì lý do kinh tế… thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định.

Điều 3 Nghị định 90 năm 2019 quy định mức lương tối thiểu theo từng vùng hiện nay như sau:

  • Vùng I: Mức 4.420.000 đồng/tháng;
  • Vùng II: Mức 3.920.000 đồng/tháng;
  • Vùng III: Mức 3.430.000 đồng/tháng;
  • Vùng IV: Mức 3.070.000 đồng/tháng.

Điều chuyển nhân viên sang làm công việc khác

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng có hướng dẫn. Với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm, chủ doanh nghiệp có thể tạm thời chuyển nhân viên sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký.

Nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Trường hợp doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động.

Doanh nghiệp được vay không lãi suất để trả lương nhân viên

Chính phủ sắp có gói hỗ trợ lớn gấp nhiều lần gói tài khoá 80.000 tỷ và doanh nghiệp sẽ được vay không lãi suất để trả lương nhân viên.

Tại cuộc họp thường trực Chính phủ ngày 27/3, Thủ tướng cho biết đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu gói tài khoá hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Ông khẳng định, gói này sẽ “lớn gấp nhiều lần gói miễn, giãn nợ thuế hơn 80.000 tỷ đồng đang thực hiện”.

Ngoài ra, Chính phủ sẽ xem xét cho doanh nghiệp vay để trả lương cho người lao động. Đây là một trong những chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ cho doanh nghiệp giảm thiểu sa thải lao động lúc khó khăn này.

Thương lượng với đối tác dựa trên “Điều khoản bất khả kháng”

Nhiều chủ nhà thuê đã có hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách tự động miễn giảm tiền thuê nhà. Tuy nhiên ngay cả khi các chủ nhà, chủ nợ, đối tác không tự làm điều đó, doanh nghiệp vẫn có quyền thương lượng với họ để đề xuất hỗ trợ vì điều này đã được ghi trong hợp đồng thuê nhà dưới điều khoản bất khả kháng. Nếu tại điều khoản bất khả kháng trong các hợp đồng có nhắc đến “Thiên tai, Địch họa, Chiến tranh, Dịch bệnh” thì trong hoàn cảnh này có thể dùng đến.

Sử dụng các gói hỗ trợ mùa dịch

Nhiều doanh nghiệp tung ra các gói hỗ trợ mùa dịch để duy trì việc làm cho nhân viên và hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn. Các gói hỗ trợ này có thể hoàn toàn không vụ lợi do tinh thần hào hiệp của doanh nghiệp và có thể giúp doanh nghiệp giải bớt một chút gánh nặng. Các gói hỗ trợ có thể dùng đến như:

Tùy thuộc vào khu vực và nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu về cho chúng tôi để được giới thiệu các dịch vụ thuộc gói hỗ trợ mùa dịch từ nay đến hết 30/04/2020. Chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ.

, , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.