Thế nào là trốn thuế? Các hành vi được xem là trốn thuế?

Hầu hết trong chúng ta đã nghe nhiều về trường hợp vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế. Những hành động này thường được thực hiện bất chấp mọi thủ đoạn khác nhau. Mục đích của hành vi này là trốn thuế, nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định. Cùng ASADONA tìm hiểu trong bài viết này?

1. Thuế là gì?

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước có tính chất bắt buộc từ các cá nhân và pháp nhân với mức độ và thời hạn khác nhau được pháp luật quy định, phục vụ cho mục đích chi tiêu và hình thành nên ngân sách của nhà nước.

2. Thế nào là trốn thuế

Trốn thuế được hiểu là hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện các phương thức trái pháp luật nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế.

Ví dụ

  • Bán hàng cho khách nhưng lại không xuất hóa đơn 
  • Tạo ra những thông tin không có thật như việc mua hóa đơn để tăng chi phí được khấu trừ thuế hoặc tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT…

3. Các hành vi được xem là trốn thuế

Theo Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 quy định hành vi trốn thuế như sau:

– Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.

– Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.

– Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.

– Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.

– Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.

– Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.

– Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.

– Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

– Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế

4. Mức phạt đối với hành vi trốn thuế

a) Mức phạt dành cho cá nhân, người đại diện pháp luật có hành vi trốn thuế

Cá nhân, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phạm tội trốn thuế sẽ bị xử phạt như sau:

  • Bị phạt phạt tiền từ 500 triệu – 1,5 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 1 – 3 năm với các hành vi: Trốn thuế với số tiền từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong công việc để trốn thuế, tái phạm hành vi trốn thuế;

  • Bị phạt hành chính từ 1,5 tỷ đồng – 4,5 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 – 7 năm nếu phạm tội trốn thuế với số tiền thuế từ 1 tỷ đồng trở lên;

  • Người phạm tội bị phạt hành chính từ 20 triệu đồng – 100 triệu đồng và bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc nhất định trong vòng từ 1 – 5 năm hoặc bị tịch thu tài sản.

b) Mức phạt dành cho doanh nghiệp có hành vi trốn thuế

Mức phạt hành chính hành vi trốn thuế được quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:

 Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

STT

Mức phạt

Trường hợp áp dụng

1

Bằng mức trốn thuế Có 1 tình tiết giảm nhẹ trở lên

2

Bằng 1,5 lần số thuế trốn Không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

3

Bằng 2 lần số thuế trốn Có 1 tình tiết tăng nặng

4

Bằng 2.5 lần số thuế trốn Có 2 tình tiết tăng nặng

5

Bằng 3 lần số thuế trốn Có 3 tình tiết tăng nặng trở lên

5. Biện pháp khắc phục hậu quả về hành vi trốn thuế

  •  Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.

Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.

  •  Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này

Trên đây là tổng hợp các nội dung liên quan đến Thế nào là trốn thuế? Các hành vi được xem là trốn thuế? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với ASASONA để được hỗ trợ:

Hotline (24/24): 08.55.44.99.55

Email: asadonakd@gmail.com

Địa chỉ: R45, đường D4, phường Thống Nhất, tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.