Nội dung chính
- Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tuy đơn giản nhưng cũng không ít doanh nghiệp tốn nhiều thời gian để xử lý vì mỗi lĩnh vực hoạt động lại có những quy định pháp luật điều chỉnh khác nhau. Nếu như bạn đang có ý định bổ sung ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không biết bắt đầu từ đâu và nộp hồ sơ như thế nào. Hãy đến với Asadona để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ này.
- Thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh
- Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh
- Biểu mẫu
- Lưu ý về hồ sơ
- Lưu ý ghi mã ngành trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tuy đơn giản nhưng cũng không ít doanh nghiệp tốn nhiều thời gian để xử lý vì mỗi lĩnh vực hoạt động lại có những quy định pháp luật điều chỉnh khác nhau. Nếu như bạn đang có ý định bổ sung ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không biết bắt đầu từ đâu và nộp hồ sơ như thế nào. Hãy đến với Asadona để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ này.
Thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh
Bước 1 : Chuẩn bị các thông tin về ngành nghề cần thay đổi và các thông tin liên quan;
Bước 2 : Chuẩn bị hồ sơ thông báo thay đổi bổ sung ngành nghề;
Bước 3 : Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ;
Bước 4 : Nhận giấy xác nhận thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định.
- Quyết định/nghị quyết của chủ sở hữu công ty nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty.
- Biên bản cuộc họp.
- Giấy ủy quyền.
Biểu mẫu
Lưu ý về hồ sơ
- Trong mỗi bộ hồ sơ, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là tài liệu quan trọng nhất để cập nhật thông tin ngành nghề mới trên cổng thông tin.
- Các nội dung bắt buộc kê khai trong mẫu thông báo cần chính xác. Một số thông tin có trong thông báo gồm: Tên doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế hoặc Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Nội dung thông báo thay đổi; Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên.
Lưu ý ghi mã ngành trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh
Khi ghi mã ngành nghề kinh tế trong hồ sơ, doanh nghiệp cần ghi mã ngành cấp 4 được quy định tại Quyết định 27/2018 QD – TTG về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh, với các ngành nghề có Luật chuyên ngành điều chỉnh (việt nam sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành khi có cùng lúc nhiều quy định tương tự nhau với 1 vấn đề), doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Đối với ngành nghề có điều kiện và yêu cầu chứng chỉ hành nghề khi hoạt động khi ghi mã ngành nghề, doanh nghiệp tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Trên đây là nội dung chi tiết về hồ sơ, thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.
Mời bạn đọc kham khảo thêm những bài liên quan:
Hồ sơ đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty
Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp
Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật
Hy vọng những bài viết trên giải đáp được những vấn đề cũng như giúp ích cho quý bạn đọc trong quá trình hoạt động kinh doanh.