Thay đổi vốn điều lệ rất thường gặp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vậy trình tự thủ tục ra sao? Doanh nghiệp sau khi thay đổi vốn điều lệ cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây của Asadona sẽ giải đáp những thắc mắc đấy của quý bạn đọc.
Thủ tục thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tăng, giảm vốn;
Bước 2: Cá nhân, tổ chức soạn thảo hồ sơ tăng, giảm vốn điều lệ công ty theo quy định;
Bước 3: Gửi hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký để thẩm định hồ sơ;
Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ thủ tục thay đổi vốn điều lệ và gửi lại cá nhân;
Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, kiểm tra và xử lý hồ sơ thay đổi vốn điều lệ;
Bước 6: Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới với nội dung vốn điều lệ mới;
– Trường hợp hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ được chấp thuận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp Giấy đăng ký kinh doanh mới;
– Trường hợp hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ không được chấp thuận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi lại thông báo lý do;
Bước 5: Cá nhân, tổ chức đến Phòng Đăng ký kinh doanh theo lịch hẹn ở Giấy biên nhận để nhận kết quả.
Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với Công ty;
– Biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên liên quan đến việc tăng vốn điều lệ;
– Trường hợp giảm vốn điều lệ thì nộp kèm theo Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ;
– Văn bản cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn điều lệ;
– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Biểu mẫu tăng vốn điều lệ:
BIEN BAN HOP THAY DOI VON DIEU LE
Biểu mẫu giảm vốn điều lệ:
Những lưu ý khi thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp
– Việc tăng vốn điều lệ đơn giản hơn giảm vốn điều lệ doanh nghiệp. Khi tăng vốn điều lệ doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng về thời hạn và phương thức góp vốn còn khi giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cần cung cấp báo cáo tài chính tại thời điểm hiện tại đảm bảo đủ tiền mặt để thanh toán khoản vốn giảm, cũng như thanh toán các khoản nợ của công ty.
– Vốn điều lệ của doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức thuế môn bài của doanh nghiệp, do đó khi doanh nghiệp có thay đổi điều lệ cần lưu ý có bị thay đổi bậc đóng thuế môn bài hay không. Trong trường hợp có thay đổi thuế môn bài doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục lập và nộp tờ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo.
– Trường hợp giảm vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, doanh nghiệp chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ, nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành nghề đó.
Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ tại Asadona
– Tư vấn hoàn toàn miễn phí trước, trong và sau khi hoàn thành thủ tục thay đổi vốn điều lệ cho doanh nghiệp;
– Thời gian thực hiện đúng như cam kết, tốc độ luôn là điểm mạnh của chúng tôi;
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả bàn giao khách hàng;
– Đội ngũ nhân sự vững vàng, chuyên nghiệp;
– Quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ, chu toàn.
Khách hàng cần chuẩn bị
– Giấy tờ nhân thân của những người góp vốn vào công ty;
– Thông tin danh sách thành viên góp vốn, cổ đông công ty;
– Thông tin về tăng giảm vốn;
Trên đây là nội dung chi tiết về hồ sơ, thủ tục thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác về vấn đề này, hãy liên hệ Hotline: 08.55.44.99.55 để được tư vấn miễn phí.
Mời bạn đọc kham khảo thêm những bài liên quan:
Hồ sơ đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty
Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh
Hy vọng những bài viết trên giải đáp được những vấn đề cũng như giúp ích cho quý bạn đọc trong quá trình hoạt động kinh doanh.