Nội dung chính
Khi doanh nghiệp muốn tăng vốn điều lệ cần làm gì? Cùng Asadona tìm hiểu thêm về thủ tục này qua bài viết dưới đây nhé!
Các bước tăng vốn điều lệ công ty
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả.
Hồ sơ tăng vốn điều lệ theo quy định Luật Doanh nghiệp
- Thông báo thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp.
- Quyết định tăng vốn điều lệ bằng văn bản của Hội đồng thành viên.
- Biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên liên quan đến việc tăng vốn điều lệ (Bản sao).
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ.
Lưu ý
- Doanh nghiệp có thể tăng số vốn điều lệ của công ty bất kì lúc nào cho phù hợp với sự thay đổi cơ cấu hoạt động, thêm thành viên hoặc vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi công ty muốn giảm vốn lại rất khó khăn vì cần cung cấp báo cáo tài chính tại thời điểm hiện tại, đảm bảo đủ tiền mặt để thanh toán khoản vốn giảm, cũng như thanh toán các khoản nợ của công ty.
- Sau khi thay đổi vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT để cấp cho doanh nghiệp giấy phép kinh doanh mới.
- Việc tăng vốn của doanh nghiệp làm tăng mức thuế môn bài doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau:
– Nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung.
– Nộp bổ sung kê khai thuế môn bài theo quy định của pháp luật.
Cụ thể: “Trường hợp người nộp thuế có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế, làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo, thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo. Thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi”.
Vốn điều lệ là gì?
Là nguồn vốn do các cổ đông, thành viên chủ động đăng ký và cam kết góp trong thời hạn quy định của luật khi thành lập doanh nghiệp. Vốn điều lệ có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó thể hiện một phần quy mô, tiềm lực và sức mạnh của công ty và cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm hữu hạn dựa trên vốn điều lệ. Tuy nhiên, vốn điều lệ của công ty có thể thay đổi tùy thời điểm và nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh cần mở rộng hoặc cơ cấu cổ đông, thành viên có nhu cầu tăng lên,… thì công ty có thể làm thủ tục để tăng vốn.
Bài viết trên là chia sẻ những thủ tục, hồ sơ khi doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn. Nếu doanh nghiệp có các vấn đề phát sinh khác, hãy tham khảo dịch vụ hồ sơ tăng số vốn điều lệ tại Asadona. Khi Quý khách sử dụng dịch vụ, chúng tôi sẽ chủ động chuẩn bị đầy đủ các tài liệu nêu trên và trả kết quả quý khách trong đúng thời hạn như đã cam kết.