Thủ tục, hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

Hiện nay thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam đang càng ngày phổ biến. Vậy hồ sơ để thành lập hộ kinh doanh gồm những gì? Thủ tục ra sao? Cần có những lưu ý gì? Mời bạn đọc cùng Asadona tìm hiểu thêm về loại hình đăng ký này qua bài viết dưới đây.

Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký hộ kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
  • Bước 3: Nhận kết quả.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng);
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hộ gia đình

  • Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có);
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).
  • Cơ quan thực hiện
  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.

Cơ quan thực hiện

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện và Phòng Tài chính – Kế hoạch.

Thời gian giải quyết hồ sơ

Sau 3-5 ngày làm việc, quý khách sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (giấy phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể) do UBND cấp huyện nơi đặt hộ kinh doanh cấp.

Đối tượng thành lập hộ kinh doanh

  • Cá nhân hoặc một nhóm người Việt Nam đủ 18 tuồi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thành lập.
  • Một cá nhân thành lập.
  • Các thành viên hộ gia đình thành lập.

Lưu ý khi đăng ký

Nghĩa vụ về thuế của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có doanh thu nhỏ hơn 100 triệu đồng/năm đủ điều kiện đăng ký nộp thuế theo phương pháp khoán.

Hộ kinh doanh không phải khai lệ phí môn bài, cơ quan thuế căn cứ theo tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế để xác định doanh thu kinh doanh làm căn cứ mức tính lệ phí môn bài cho hộ kinh doanh theo phương pháp thuế khoán.

Hộ kinh doanh không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm phải nộp thuế môn bài. Nộp tờ khai thuế môn bài và lệ phí môn bài tương ứng với doanh thu. Cụ thể:

  • Hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
  • Hộ kinh doanh có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 500.000 đồng/năm.
  • Hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 300.000 đồng/năm.

Cách đặt tên hộ kinh doanh

  • Không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên.
  • Không được đạt tên trùng với tên hộ kinh doanh khác tring phạm vi câp quận/huyện.
  • Không được sử dụng từ, ký hiệu vi phạm truyền thống, lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Số lượng lao động của hộ kinh doanh

Theo quy định trước đây, số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là 9 lao động. Tuy nhiên, với Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh không còn bị giới hạn số lượng lao động nữa.

Trên đây là một số vấn đề khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Nếu còn thắc mắc liên hệ ngay SĐT: 08.55449955 để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.