Thủ tục miễn giảm thuế cho công ty phần mềm

Công ty sản xuất và kinh doanh phần mềm được nhiều ưu đãi thuế. Tuy nhiên thủ tục để được miễn giảm thuế không đơn giản. Asadona cung cấp thông tin và các mẫu văn bản dùng trong thủ tục miễn giảm thuế cho công ty phần mềm để khách hàng tham khảo.

Tải về: Đơn đề nghị miễn giảm thuế cho công ty phần mềm Mẫu 01/MGTH

Các khoản được miễn giảm thuế

  1. Thuế giá trị gia tăng

Theo điều 4 khoản 21 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về những đối tượng không chịu thuế GTGT có quy định

“Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật”

Như vậy sản xuất  phần mềm máy tính và dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

  1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều 19, khoản 1 phần b Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:

“Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực:

….; sản xuất sản phẩm phần mềm…”

Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế như sau”

” 1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với:

Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này.”

Theo quy định trên, các doanh nghiệp sản xuất phần mềm, kể từ lúc thành lập, sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN  như sau:

Năm thứ 1 đến năm thứ 4: Miễn thuế Thu nhập Doanh nghiệp

Năm thứ 5 đến năm thứ 13: Giảm 50% thuế Thu nhập Doanh nghiệp với thuế suất 10%, tức chỉ phải nộp 5%

Năm thứ 14 và 15: Nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp với thuế suất 10%

Từ năm thứ 16: Nộp 100% thuế Thu nhập Doanh nghiệp theo thuế suất phổ thông (từ 2016 là 20%)

Ngoài ra, các doanh nghiệp này sẽ không phải đóng thuế Giá trị gia tăng cho phần sản xuất phầm mềm

Cách tính thu nhập chịu thuế

Hoạt động kinh doanh có ưu đãi  thuế TNDN trong doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực hoạt động

Điểu 18, khoản 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về việc tính thu nhập chịu thuế TNDN của hoạt động ưu đãi thuế trong doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực hoạt động như sau:

“9. Trường hợp trong cùng kỳ tính thuế, doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập.

Trường hợp trong các kỳ tính thuế trước, doanh nghiệp đang bị lỗ (nếu còn trong thời hạn chuyển lỗ) thì doanh nghiệp phải chuyển lỗ tương ứng với các hoạt động có thu nhập. Nếu doanh nghiệp không tách riêng được lỗ của từng hoạt động thì doanh nghiệp chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trước sau đó vẫn còn lỗ thì chuyển vào thu nhập của hoạt động không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật).”

Ví dụ 1: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN A có phát sinh

– Lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.

– Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.

– Lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 2 tỷ đồng.

Trường hợp này DN A được lựa chọn bù trừ giữa lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm và lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính hoặc lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán; phần thu nhập còn lại sẽ nộp thuế TNDN theo thuế suất của phần có thu nhập.

Cụ thể: Bù trừ lỗ 1 tỷ đồng sản xuất phần mềm với lãi 1 tỷ đồng của hoạt động kinh doanh máy tính hoặc hoạt động chuyển nhượng chứng khoán.

Như vậy:  Doanh nghiệp còn thu nhập là 2 tỷ đồng và phải nộp thuế TNDN với mức thuế suất 22% (2 tỷ đồng x 22%).

Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.

Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng cho sản phẩm phần mềm

Gạch chéo ( / ) dòng Thuế suất và tiền thuế.

Lưu ý: Những hàng hóa thuộc đối tượng thuế suất 0% thì mới viết số 0%

Cụ thể: Theo điểm 2.1 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC:

“Tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hoá đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.”

Thời gian miễn giảm thuế

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:

“a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này.”

Đối với công ty sản xuất phần mềm:

Đối với các dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc danh mục sản phẩm phần mềm và đáp ứng quy trình về sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định của pháp luật, được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Như vậy:

– Những DN sản xuất phần mềm kể từ khi thành lập áp dụng thuế suất như sau:

+ Từ năm 1 đến năm 4: Sẽ được miễn thuế TNDN.

+ Từ năm 5 đến năm 13 (9 năm tiếp theo): Giảm 50% thuế TNDN với thuế suất 10% -> Như vậy chỉ phải nộp 5% thuế TNDN.

+ Từ năm 14 đến năm 15 (thuế suất 10% trong 15 năm): Thuế suất là 10%.

– Từ năm thứ 16 trở đi: Nộp thuế TNDN như DN bình thường (Từ năm 2016 trờ đi là 20%)

Căn cứ xác định hoạt động sản xuất phần mềm

Bộ Thông tin và truyền thông có quy định Căn cứ xác định hoạt động sản xuất phần mềm tại Thông tư 16/2014/TT-BTTTT.

Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm

Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm bao gồm 07 công đoạn sau:

  1. Xác định yêu cầu, bao gồm một trong những tác nghiệp như: khảo sát yêu cầu của khách hàng, phân tích nghiệp vụ; thu thập, xây dựng yêu cầu; tư vấn điều chỉnh quy trình; thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu.
  2. Phân tích và thiết kế, bao gồm một trong những tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu; thiết lập bài toán phát triển; mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin; xác định giải pháp phần mềm; thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế các đơn vị, mô đun phần mềm.
  3. Lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một trong những tác nghiệp như: viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh phần mềm; tích hợp các đơn vị phần mềm; tích hợp hệ thống phần mềm.
  4. Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng các kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm; thử nghiệm phần mềm; kiểm thử hệ thống phần mềm; kiểm thử chức năng phần mềm; thẩm định chất lượng phần mềm; đánh giá khả năng gây lỗi; xác định thỏa mãn yêu cầu khách hàng; nghiệm thu phần mềm.
  5. Hoàn thiện, đóng gói phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng tài liệu mô tả phần mềm, tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm; đóng gói phần mềm; đăng ký mẫu mã; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
  6. Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: hướng dẫn cài đặt phần mềm; triển khai cài đặt phần mềm; đào tạo, hướng dẫn người sử dụng; kiểm tra phần mềm sau khi bàn giao; sửa lỗi phần mềm sau bàn giao; hỗ trợ sau bàn giao, bảo hành phần mềm; bảo trì phần mềm.
  7. Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: tiếp thị, quảng bá, bán, phân phối sản phẩm phần mềm; phát hành sản phẩm phần mềm.

Danh mục sản phẩm phần mềm

Được quy định tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTT ngày 08 tháng 04 năm 2013 gồm:

STT

Tên sản phẩm

1

Sản phẩm phần mềm

1

Nhóm phần mềm hệ thống

(System Software)

1

Hệ điều hành

(Operating System Software)

01

Hệ điều hành máy chủ

(Server operating system software)

02

Hệ điều hành máy trạm/máy tính cá nhân để bàn

(Desktop/client operating system software)

03

Hệ điều hành dùng cho thiết bị di động cầm tay

(Operating system software for portable devices)

04

Hệ điều hành dùng cho thiết bị số khác

(Other operating system software)

2

Phần mềm mạng

(Network Software)

01

Phần mềm quản trị mạng

(Network management software)

02

Phần mềm an ninh, mã hóa trên mạng

(Security and encription software)

03

Phần mềm máy chủ dịch vụ

(Server software)

04

Phần mềm trung gian

(Middleware)

05

Phần mềm mạng khác

(Other network software)

3

Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu

(Database Management Software)

01

Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu máy chủ

02

Phần nềm quản trị cơ sở dữ liệu máy khách

4

Phần mềm nhúng

(Embedded software)

5

Phần mềm hệ thống khác

(Other system software)

2

Nhóm phần mềm ứng dụng

(Application Software)

1

Phần mềm ứng dụng cơ bản

(General Business Productivity Applications)

01

Phần mềm xử lý văn bản

(Word processor)

02

Phần mềm bảng tính

(Spreadsheet)

03

Phần mềm ứng dụng đồ họa

(Graphics application)

04

Phần mềm trình diễn

(Presentation application)

05

Phần mềm tra cứu, tìm kiếm, từ điển

(Search engine, reference application and dictionary)

06

Phần mềm ứng dụng cơ bản khác

(Other General Business Productivity Application)

2

Phần mềm ứng dụng đa ngành

(Cross-Industry Application Software)

01

Phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp

(Enterprise Resource Planning – ERP)

02

Phần mềm Cổng thông tin điện tử

03

Phần mềm kế toán

(Accounting software)

04

Phần mềm quản trị dự án

(Project management software)

05

Phần mềm quản lý nhân sự, chấm công

(Human resource management software)

06

Phần mềm quản lý tài sản, kho

(Warehouse management)

07

Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng

(Customer relations management software)

08

Phần mềm quản trị, xử lý thông tin cho website

(Website management software)

09

Phần mềm ứng dụng đa ngành khác

(Other-Cross-Industry Application Software)

3

Phần mềm ứng dụng chuyên ngành

(Vertical Market Application Software)

01

Phần mềm ứng dụng trong cơ quan nhà nước (bao gồm các loại phần mềm như: phần mềm dịch vụ công trực tuyến, phần mềm một cửa điện tử, phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc, …)

02

Phần mềm chuyên ngành Giáo dục đào tạo (bao gồm các loại phần mềm như: phần mềm dạy học, phần mềm quản lý đào tạo, phần mềm quản lý nghiệp vụ trường học, …)

03

Phần mềm chuyên ngành Y tế (bao gồm các loại phần mềm như: phần mềm quản lý nghiệp vụ bệnh viện, phần mềm quản lý y tế dự phòng, …)

04

Phần mềm chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng (bao gồm các loại phần mềm như: phần mềm quản lý tài chính, phần mềm quản trị ngân hàng, phần mềm ngân hàng lõi …)

05

Phần mềm chuyên ngành Xây dựng (bao gồm các loại phần mềm như: phần mềm hỗ trợ thiết kế, phần mềm quản lý quy hoạch, phần mềm quản lý thi công xây dựng …)

06

Phần mềm chuyên ngành Giao thông vận tải (bao gồm các loại phần mềm như: quản lý giám sát giao thông, phần mềm thu thập dữ liệu giao thông, phần mềm điều khiển tín hiệu giao thông …)

07

Phần mềm chuyên ngành Truyền thông, đa phương tiện (bao gồm các loại phần mềm như: phần mềm hội nghị, truyền hình trực tuyến, phần mềm xử lý ảnh, …)

08

Phần mềm chuyên ngành Điện tử – Viễn thông – CNTT (bao gồm các loại phần mềm như: phần mềm tính cước, phần mềm phân phối, điều khiển trung tâm cuộc gọi …)

09

Phần mềm chuyên ngành khác

4

Phần mềm ứng dụng cho cá nhân, gia đình

(Home Use Applications)

01

Phần mềm giải trí điện tử

(Entertainment software)

02

Phần mềm giáo dục

(Home education software)

03

Phần mềm ứng dụng cho cá nhân, gia đình khác

(Other home use applications)

5

Phần mềm ứng dụng khác

3

Nhóm phần mềm công cụ

1

Phần mềm ngôn ngữ lập trình

2

Phần mềm công cụ kiểm thử phần mềm

3

Phần mềm công cụ chương trình biên dịch

4

Phần mềm công cụ hỗ trợ chương trình phát triển phần mềm

5

Phần mềm công cụ khác

4

Nhóm phần mềm tiện ích

1

Phần mềm quản trị, quản trị từ xa

2

Phần mềm sao lưu, phục hồi dữ liệu

3

Phần mềm quản lý, hiển thị file

4

Phần mềm nhận dạng, xử lý dữ liệu số

5

Phần mềm an toàn thông tin, bảo mật và chống virus

6

Phần mềm tiện ích khác

5

Loại khác

Tham khảo:

Quy trình xử lý miễn giảm thuế:

Quyết định của Tổng cục thuế số 598/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 Về việc ban hành Quy trình miễn giảm thuế.

Đơn đề nghị miễn giảm thuế cho công ty phần mềm: Tải về Mẫu 01/MGTH

Mẫu số: 01/MGTH (Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính)

 

 

, , , , , ,

1 bình luận trong “Thủ tục miễn giảm thuế cho công ty phần mềm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.