Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Khi dịch bệnh ảnh hưởng tới tất cả thị trường. Doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn cả về nguyên liệu, thị trường, nhân sự mà các biện pháp tháo gỡ khó khăn không có tác dụng thì có thể nghĩ đến việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

Tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp nhưng để đảm bảo tính ổn định của thị trường pháp luật quy định thời gian tối đa doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh.

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh (nếu tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo).

Được tạm ngừng kinh doanh bao lâu?

Theo khoản 2 Điều 57 Nghị định số 78/2015 nêu rõ, thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm.

Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh, tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm.

Như vậy, doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh 01 năm và được phép gia hạn thêm 01 lần nhưng tổng thời gian tối đa không được quá 02 năm.

Nếu muốn ngừng kinh doanh hơn 2 năm?

Nếu hết 02 năm tạm ngừng nhưng vẫn chưa hoạt động trở lại và không muốn giải thể, công ty có thể trở lại hoạt động kinh doanh một thời gian ngắn, sau đó đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Khi đó, thủ tục, thời gian tạm ngừng kinh doanh mới lại thực hiện từ đầu như trên.

Tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm bị phạt thế nào?

Theo quy định trên, doanh nghiệp chỉ được tạm ngừng kinh doanh 01 năm và nếu muốn tạm ngừng kinh doanh tiếp thì phải thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo điểm c khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp 68/2014/QH13.

Như vậy, công ty tạm ngừng kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Mẫu II-21)

Tải về: Phụ lục II-21 kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh

Quyết định tạm ngừng kinh doanh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần…)

Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Trình tự thực hiện

Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp chậm nhất là 15 ngày trước khi tiến hành tạm dừng kinh doanh.

Nội dung thông báo bao gồm

Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với doanh nghiệp

Ngành, nghề kinh doanh

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng.

Thời hạn tạm dừng kinh doanh không quá một năm. Sau khi thời hạn tạm dừng kết thúc, doanh nghiệp có thể gia hạn thêm một năm nữa nhưng tổng thời gian tạm dừng liên tiếp không được quá hai năm.

Giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh

Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc để đưa ra kết quả:

Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ;

Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Nghĩa vụ thuế khi tạm ngừng kinh doanh

Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế nghỉ kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.

Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

Tổng thời gian tạm dừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm. Sau thời gian này, doanh nghiệp không được phép tạm dừng kinh doanh nữa mà phải tiến hành đi vào hoạt động hoặc thực hiện thủ tục giải thể. Nếu tạm ngừng kinh doanh quá một năm mà không có thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh cũng như Cơ quan thuế thì doanh nghiệp sẽ bị tịch thu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bị xóa thông tin khỏi Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán các khoản nợ, hoàn thành các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp cùng chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Trường hợp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh lại trước thời hạn tạm ngừng thì phải gửi thông báo đến cho Phòng đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế ít nhất 15 ngày trước khi bắt đầu hoạt động trở lại.

Dịch vụ thông báo tạm ngừng kinh doanh

Hiện nay, để hỗ trợ doanh nghiệp trong mùa dịch, Asadona thực hiện miễn phí dịch vụ thông báo tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp trong khu vực Đồng Nai, Bình Dương, TP. HCM, Vũng Tàu. Doanh nghiệp có thể liên lạc với chúng tôi để đăng ký dịch vụ và được phụ vụ như khách hàng chính thức của Asadona.

1 bình luận trong “Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.