Nội dung chính
- Hiện nay các trung tâm dạy nghề mọc lên rất nhiều, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn cao. Và giải quyết tình trạng thiếu thợ trong môi trường lao động. Tuy nhiên, để hoạt động một cách hợp pháp thì các cơ sở đào tạo nghề cần xin Giấy phép dạy nghề của cơ sở. Qua bài viết này Asadona sẽ giúp các cơ sở nắm rõ thủ tục, hồ sơ và những điều cần lưu ý trong quá trình xin giấy phép dạy nghề.
- Thủ tục xin giấy phép dạy nghề của cơ sở
- Hồ sơ xin giấy phép dạy nghề của cơ sở
- Hồ sơ minh chứng
- Cơ quan cấp phép
- Đối tượng được cấp giấy phép dạy nghề
- Điều kiện
- Giấy phép dạy nghề của cơ sở là gì?
Hiện nay các trung tâm dạy nghề mọc lên rất nhiều, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn cao. Và giải quyết tình trạng thiếu thợ trong môi trường lao động. Tuy nhiên, để hoạt động một cách hợp pháp thì các cơ sở đào tạo nghề cần xin Giấy phép dạy nghề của cơ sở. Qua bài viết này Asadona sẽ giúp các cơ sở nắm rõ thủ tục, hồ sơ và những điều cần lưu ý trong quá trình xin giấy phép dạy nghề.
Thủ tục xin giấy phép dạy nghề của cơ sở
Bước 1: Soạn hồ sơ.
Bước 2: Gửi hồ sơ xin giấy phép dạy nghề sơ cấp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của cơ sở.
Bước 3: Chờ nhận kết quả.
Hồ sơ xin giấy phép dạy nghề của cơ sở
- Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp kèm theo các minh chứng;
- Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Hồ sơ minh chứng
1. Hồ sơ minh chứng cơ sở vật chất:
Là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm.
2. Hồ sơ minh chứng giáo viên:
Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau:
- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động; hợp đồng thỉnh giảng.
- Văn bằng đào tạo chuyên môn: Giáo viên có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành mà giáo viên đào tạo.
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật.
3. Chương trình đào tạo chi tiết kèm theo
- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Chương trình đào tạo chi tiết.
Cơ quan cấp phép
- Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép đối với trường cao đẳng.
- Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp phép đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
Đối tượng được cấp giấy phép dạy nghề
- Trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
- Doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.
Điều kiện
- Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động. Và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật. Bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên. Đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên. Có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo;
- Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;
- Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp còn phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động đào tạo của các nghề đăng ký hoạt động.
Giấy phép dạy nghề của cơ sở là gì?
Giấy phép dạy nghề chính là giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Một trung tâm, trường hợc được mở ra mà muốn được thực hiện hoạt động dạy nghề. Thì phải xin giấy phép thành lập tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chủ cơ sở sẽ phải xin giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp để cơ sở được hoạt động.
Bài viết trên giải đáp một số vấn đề về Giấy phép dạy nghề của cơ sở. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào, đội ngũ chuyên viên của Asadona luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết với bạn khi có nhu cầu. Liên hệ hotline: 08.55449955