Nội dung chính
Ngày 10/10/2014, Bộ tài chính ban hành thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.
Tải về: TÓM TẮT THÔNG TƯ 151/2014/TT-BTC
Theo đó, tại thông tư 151/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung 4 thông tư sau:
- Sửa đổi bổ sung thông tư 78/2014/TT-BTChướng dẫn thi hành luật thuế Thu nhập doanh nghiệp
- Sửa đổi bổ sung thông tư 219/2013/TT-BTChướng dẫn thi hành luật thuế Giá trị gia tăng
- Sửa đổi bổ sung thông tư 111/2013/TT-BTChướng dẫn thi hành luật thuế Thu nhập cá nhân
- Sửa đổi bổ sung thông tư 156/2013/TT-BTChướng dẫn thi hành luật Quản lý thuế
- SỬA ĐỔI THÔNG TƯ 78
VẤN ĐỀ 1: XỬ LÝ VỀ TRƯỜNG HỢP TÀI SẢN CỐ ĐỊNH XE Ô TÔ TỪ 9 CHỖ NGỒI CHỞ XUỐNG CỦA NHỮNG CÔNG TY KHÔNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH; KHÁCH SẠN; KINH DOANH DU LỊCH; Ô TÔ DÙNG ĐỂ LÀM MẪU VÀ LÁI THỬ CHO KINH DOANH Ô TÔ KHI NHƯỢNG BÁN THÌ CHI PHÍ KHẤU HAO THEOKẾ TOÁN VÀ GIÁ TRỊ CÒN LẠI THEO KẾ TOÁN ĐƯỢC XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP?
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì giá trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua tài sản cố định trừ (-) số khấu hao lũy kế của tài sản cố định theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe.
Ví dụ 8: Doanh nghiệp A có mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có nguyên giá là 6 tỷ đồng, công ty trích khấu hao 1 năm sau đó thực hiện thanh lý. Số khấu hao theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định là 1 tỷ đồng (thời gian trích khấu hao là 6 năm theo văn bản về khấu hao tài sản cố định). Số trích khấu hao theo chính sách thuế được tính vào chi phí được trừ là 1,6 tỷ đồng/6 năm = 267 triệu đồng. Doanh nghiệp A thanh lý bán xe là 5 tỷ đồng.
Thu nhập từ thanh lý xe: 5 tỷ đồng – (6 tỷ đồng – 1 tỷ đồng) = 0 đồng”
- Vậy là trong thời gian sử dụng mà chưa khấu hao hết thì Giá trị còn lại của xe được tính vào thu nhập khác bằng công thức là Nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế theo sổ sách kế toán MÀ KHÔNG PHẢI LÀ TÍNH THEO KHẤU HAO LŨY KẾ THEO THUẾ. Các bạn lưu ý điểm này
- Cũng tương tự ví dụ 8 ở trên nếu mà Cty sử dụng hết 6 năm thì trong 6 năm này chi phí khấu hao của xe ô tô từ 9 chỗ ngồi chở xuống được thuế chấp nhận chi phi được trừ là 1.6 tỷ và Chi phí khấu hao còn lại trong 6 năm đã trích là 6 tỷ -1,6 tỷ=4,6 tỷ sẽ không được thuế chấp nhận.
VẤN ĐỀ 2: CHI PHÍ CÓ TÍNH CHẤT PHỨC LỢI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG (như nghỉ mát, đào tạo…) SẼ ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ NHƯNG KHÔNG QUÁ TRUNG BÌNH 1 THÁNG LƯƠNG BÌNH QUÂN THỰC TẾ THỰC HIỆN CỦA CÔNG TY TRONG NĂM TÍNH THUẾ
– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như:
- Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;
- Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị;
- Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;
- Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;
- Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập;
- Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.
=>Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên: không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Quỹ lương thực hiện trong năm được quy định tại tiết c, điểm 2.5, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.
Ví dụ: Doanh nghiệp A năm 2014 có quỹ lương thực tế thực hiện là 12 tỷ đồng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2014 của doanh nghiệp như sau: (12.000.000.000 đồng : 12 tháng) = 1.000.000.000 đồng.
Vậy Quỹ lương thực tế trong năm được hiểu như thế nào cho đúng?
Theo như định nghĩa về QUỸ LƯƠNG THỰC TẾ TRONG NĂM được quy định tại tiết c, điểm 2.5, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính như sau: ‘Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi “
=>Điều này có nghĩa là lấy TỔNG SỐ TIỀN LƯƠNG TRONG NĂM mà hạch toán Nợ TK Chi phí và Có TK 334 trong năm nhưng đến Quý 1 năm sau phải chi ra thì mới tính là Tổng quỹ lương của năm đó.
Ví dụ: Năm 2014 tổng chi phí tiền lương mà Kế toán hạch toán trong 12 tháng gồm tiền lương và tiền thưởng (2/9;30/4;1/5… Tiền thưởng tết Tây; Tiền Thưởng Tết Ta..) là 20 tỷ thì 20 tỷ này phải thanh toán trước Quý 1/2015 thì lúc đó khoản 20 tỷ này mới được gọi là Quỹ lương thực tế của năm 2014. Còn nếu mà trong 20 tỷ đó đến Quý 1/2015 mới thanh toán 15 tỷ thì chỉ tính Tổng quỹ lương thực tế là 15 tỷ
VẤN ĐỀ 3: CHÊNH LỆCH ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN (Hàng tồn kho và tài sản cố định hữu hình) KHI ĐI GÓP VỐN ĐƯỢC TÍNH NHƯ THẾ NÀO KHI TÍNH THUẾ TNDN?
- Chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại tài sản là phần chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại với giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán và tính một lần vào thu nhập khác (đối với chênh lệch tăng) hoặc giảm trừ thu nhập khác (đối với chênh lệch giảm) trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp có tài sản đánh giá lại.
=> Vậy là phần chênh lệch giảm của khoản đánh giá lại tài sản khi góp vốn thì ko được tính vào tổng chi phí được trừ mà phải trừ vào phần THU NHẬP KHÁC TRONG KHI kế toán thì hạch toán 811.
VẤN ĐỀ 4: CHÊNH LỆCH ĐÁNH GIÁ LẠI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI ĐI GÓP VỐN MÀ GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÓ BÊN NHẬN GÓP VỐN ĐƯỢC QUYỀN TRÍCH KHẤU HAO TÍNH VÀO CHI PHÍ (TỨC LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CÓ THỜI HẠN)
- Chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất để: góp vốn (mà doanh nghiệp nhận giá trị quyền sử dụng đất được phân bổ dần giá trị đất vào chi phí được trừ), điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, góp vốn vào các dự án đầu tư xây dựng nhà, hạ tầng để bán tính một lần vào thu nhập khác (đối với chênh lệch tăng) hoặc giảm trừ thu nhập khác (đối với chênh lệch giảm) trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp có quyền sử dụng đất đánh giá lại.
=> Vậy là giống với trường hợp đem tài sản (Hàng tồn kho và tài sản cố định hữu hình) giống như VẤN ĐỀ 3
VẤN ĐỀ 5: CHÊNH LỆCH ĐÁNH GIÁ LẠI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI ĐI GÓP VỐN MÀ GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÓ BÊN NHẬN GÓP VỐN KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN TRÍCH KHẤU HAO TÍNH VÀO CHI PHÍ (TỨC LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂU DÀI KHÔNG CÓ THỜI HẠN)
Riêng chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất góp vốn vào doanh nghiệp để hình thành tài sản cố định thực hiện sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp nhận giá trị quyền sử dụng đất không được trích khấu hao và không được phân bổ dần giá trị đất vào chi phí được trừ thì phần chênh lệch này được tính dần vào thu nhập khác của doanh nghiệp có quyền sử dụng đất đánh giá lại trong thời gian tối đa không quá 10 năm bắt đầu từ năm giá trị quyền sử dụng đất được đem góp vốn. Doanh nghiệp phải có thông báo số năm doanh nghiệp phân bổ vào thu nhập khác khi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm bắt đầu kê khai khoản thu nhập này (năm có đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất đem góp vốn).
=> Vậy là khi mà góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà KHÔNG CÓ THỜI HẠN mà được đánh giá tăng so với giá trị sổ sách thì phần tăng đó KHÔNG ĐƯỢC TÍNH 1 LẦN VÀO THU NHẬP MÀ ĐƯỢC QUYỂN PHÂN BỔ TỐI ĐA LÀ 10 NĂM kề từ năm đem tài sản đi góp vốn và phải có thông báo số năm phân bổ đó cho Cơ quan thuế cùng với Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm bắt đầu kê khai khoản thu nhập này.
=>Vậy nếu mà góp vốn bằng quyền sử dụng đất không có thời hạn mà đánh giá lại thấp hơn giá trị ghi sổ thì ở đây không đề cập điều này đồng nghĩa với VIỆC ĐƯỢC TÍNH HẾT 1 LẦN VÀO CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN
- SỬA ĐỔI THÔNG TƯ 219
VẤN ĐỀ 6: KÊ KHAI HÓA ĐƠN CỦA MUA HÀNG TRẢ CHẬM THÌ KHÔNG CẦN PHẢI KÊ KHAI VÀO DÒNG GHI CHÚ VÀ KHÔNG CẦN PHẢI KÊ KHAI BỔ SUNG CHO DÙ ĐẾN 31/12 HÀNG NĂM CHƯA THANH TOÁN BẰNG CHUYỂN KHOẢN VÀ KHÔNG CẦN PHẢI KÊ KHAI BỔ SUNG CHO DÙ CÓ THANH TOÁN TIỀN MẶT.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
- Vậy là điểm này đã bỏ đến 31/12 mà chưa thanh toán thì không cần kê khai điều chỉnh bổ sung của tháng mà đã kê khai, trước đó thông tư 219 yêu cầu là phải kê khai bổ sung điều chỉnh tại tháng đã kê khai nếu đến 31/12 hàng năm mà chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. VÀ KHÔNG CẦN PHẢI GHI THỜI HẠN THANH TOÁN TRONG GHI CHÚ CỦA PHỤC LỤC 01-2 NỮA
- Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).”
=>Vậy là NẾU MÀ có chứng từ thanh toán bằng tiền mặt thì không cần phải kê khai bổ sung lại của tháng đã kê khai thuế GTGT, mà tại tháng thanh toán bằng tiền mặt kê khai giảm VAT đầu vào tại tháng thanh toán bằng tiền mặt. Đây là 1 điểm mới đáng được quan tâm. Điểm này là tương đồng với TT78 về khoản chi phí
Ví dụ: tháng 11/2014 Công ty có phát sinh một hóa đơn GTGT là trên 20 triệu mua trả chậm là đến tháng 5/2015 mới trả bằng tiền mặt
=Vậy tháng 11/2014 công ty kê khai thuế GTGT của hóa đơn tháng 11/2014 bình thường đến tháng 5/2015 thì Công ty thanh toán bằng TIỀN MẶT thì công ty cũng không cần kê khai bổ sung của kỳ kê khai thuế tháng 11/2014 lại, mà chỉ cần kê khai điều chỉnh giảm VAT tương ứng phần VAT của hóa đơn mà đã kê khai khấu trừ tháng 11/2014. Cách hướng dẫn kê khai Âm hóa đơn của tháng 11/2014 vào tháng 5/2015 hay là kê khai vào chỉ tiêu 37 thì chắc phải có CV hướng dẫn của Tổng Cục thuế thì mới nói được vấn đề này
- SỬA ĐỔI THÔNG TƯ TT111
VẤN ĐỀ 7: KHOẢN LỢI ÍCH VỀ NHÀ Ở TRONG KHU CÔNG NGHIỆP HOẶC TRONG KHU KINH TẾ XÃ HỘI KHÓ KHĂN MÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG XÂY DỰNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở SẼ KHÔNG TÍNH VÀO THU NHẬP CHỊU THUẾ TNCN (Trước đây là thì có tính VÀO THU NHẬP TÍNH THUẾ TNCN)
- Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng, cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
=> Vậy là nếu người lao động mà ở nhà trong khu công nghiệp hoặc ở nhà trong khu kinh tế địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà những ngôi nhà này do NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG XÂY ĐỂ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở THÌ KHÔNG TÍNH VÀO THU NHẬP CHỊU THUẾ TNCN (Trước đây là TT111 là bắt buộc phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN)
- SỬA ĐỔI TT156
VẤN ĐỀ 8: TẠM NGỪNG KINH DOANH KHÔNG CẦN THÔNG BÁO CHO CƠ QUAN THUẾ MÀ CHỈ THÔNG BÁO CHO CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
- Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lạivới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Vậy là khi tạm ngừng kinh doanh thì Cty chỉ cần thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Và Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan thuế biết MÀ CÔNG TY KHÔNG CẦN PHẢI THÔNG BÁO CHO CƠ QUAN THUẾ NỮA (Trước đây là người nộp thuế phải thông báo cho 2 cơ quan: Cơ quan cấp giấy phép và Cơ quan thuế)
VẤN ĐỀ 9: CÁCH XÁC ĐỊNH KHAI THUẾ GTGT THEO QUÝ HAY THEO THÁNG?
- Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống. (Trước đây là 20 tỷ)
Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.
Ví dụ 21:
– Doanh nghiệp A bắt đầu hoạt sản xuất kinh doanh từ tháng 01/2015 thì năm 2015 doanh nghiệp A thực hiện khai thuế GTGT theo quý. Doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu của năm 2015 (đủ 12 tháng của năm dương lịch) để xác định năm 2016 thực hiện khai thuế tháng hay khai quý.
– Doanh nghiệp B bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 8/2014 thì năm 2014, 2015 doanh nghiệp B thực hiện khai thuế GTGT theo quý. Doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu của năm 2015 để xác định năm 2016 thực hiện khai thuế theo tháng hay theo quý.
Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.
Trường hợp người nộp thuế đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo (theo Mẫu số 07/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.
- Thời kỳ khai thuế theo quý
– Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 31/12/2016.
Ví dụ 22: Doanh nghiệp C năm 2013 có tổng doanh thu là 38 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/10/2014. Doanh thu của năm 2014; 2015, 2016 do doanh nghiệp kê khai (kể cả trường hợp khai bổ sung) hoặc do kiểm tra, thanh tra kết luận là 55 tỷ đồng thì doanh nghiệp C vẫn tiếp tục thực hiện khai thuế GTGT theo quý đến hết năm 2016. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
Ví dụ 23: Doanh nghiệp D năm 2013 có tổng doanh thu là 57 tỷ đồng nên thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Doanh thu năm 2014 do doanh nghiệp kê khai (kể cả trường hợp khai bổ sung) hoặc do kiểm tra, thanh tra kết luận là 48 tỷ đồng thì doanh nghiệp D vẫn thực hiện khai thuế GTGT theo tháng đến hết năm 2016. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
=> Theo như các ví dụ hướng dẫn bên trên thì Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh từ năm 2014 trở đi thì
- Thực hiện kê khai theo quý kể từ 1/10/2014 và cho cả năm 2015 cho dù trước đó doanh nghiệp đã kê khai thuế GTGT theo tháng theo thông tư 156 và Sang 2016 để kê khai theo quý thì phải xem lại doanh thu năm 2015 là có phải từ 50 tỷ đồng trở xuống không? nếu 50 tỷ trở xuống thì năm 2016 kê khai theo Quý (ngược lại doanh thu 2015 mà lớn hơn 50 tỷ thì 2016 kê khai theo tháng).
- Sang 2017-2019 là chu kỳ ổn định thứ 2 thì Xem lại doanh thu của năm 2016 có phải từ 50 tỷ trở xuống không?
- Nếu mà từ 50 tỷ trở xuống thì được quyền kê khai theo quý ổn định trong 3 năm từ 2017-2019{Ngược lại 2016 mà doanh thu lớn hơn 50 tỷ thì chu kỳ từ 2017-2019 kê khai theo tháng luôn (cho dù các năm sau 2017,2018 đều có doanh thu từ 50 tỷ đồng trở xuống)}
=>Vậy doanh nghiệp thành lập trong năm 2013 mà không đủ 12 tháng (Nếu đủ 12 tháng thì đã có trong Ví dụ 22,23), theo như TT156 thì năm 2013 và 2014 thì kê khai theo tháng, Vậy từ năm 2015 thì xử lý như thế nào theo TT151? Lưu ý, đây là nhận định của riêng cá nhân để các bạn có thể nhìn nhận vấn đề.
- Là kê khai theo tháng 10,11,12/2014 cho hết năm 2014. Sau đó năm 2015 xem xét lại doanh thu 2014 nếu mà từ 50 tỷ đồng trở xuống thì 2015-2016 kê khai theo Quý ngược lại doanh thu 2014 lớn hơn 50 tỷ thì 2015-2016 kê khai theo tháng. Sau đó qua chu kỳ mới 2017-2019 thì xem lại doanh thu của 2016
VẤN ĐỀ 10: CÁCH XÁC ĐỊNH DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CỦA NĂM TRƯỚC LIỀN KỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG KÊ KHAI THUẾ GTGT THEO QUÝ
- Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng).
- Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc.”
VẤN ĐỀ 11: BỎ KÊ KHAI TẠM TÍNH THUẾ TNDN HÀNG QUÝ TỪ QUÝ 4/2014 NHƯNG NẾU SỐ ĐÃ NỘP CỦA 4 QUÝ TRONG NĂM MÀ THẤP HƠN 80% CỦA SỐ PHẢI NỘP CẢ NĂM THÌ SẼ TÍNH TIỀN CHẬM NỘP CỦA KHOẢN TIỀN MÀ THẤP HƠN 80% SỐ PHẢI NỘP
- Ý 1: Không phải nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN hàng quý nhưng vẫn tạm nộp số tiền thuế TNDN hàng quý
Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật (như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các trường hợp khác theo quy định) thì doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.
Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.
- VẬY LÀ KHÔNG PHẢI NỘP TỜ KHAI TẠM TÍNH HÀNG QUÝ NỮA. TUY NHIÊN, ĐỂ TÍNH RA SỐ THUẾ TNDN PHẢI NỘP HÀNG QUÝ THÌ CÁC BẠN CÓ THỂ XỬ LÝ NHƯ SAU:
- Nếu như các bạn mà hạch toán kịp thời trong sổ sách kế toán hàng quý thì lấy số liệu đó để làm tạm tính luôn. Nếu quý đó bị lỗ thì không cần phải nộp thuế của quý đó
- Nếu như các bạn mà không hạch toán kịp thời trong sổ sách kế toán thì dựa vào kế hoạch kinh doanh trong năm nay để xác định số thuế TNDN cả năm từ đó chia ngược lại cho 4 quý thì ra số thuế TNDN nộp hàng quý.
- Ý 2: Nộp tiền chậm nộp nếu đã nộp 4 quý thấp hơn 80% số thuế TNDN quyết toán cả năm
Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã khai quyết toán thuế năm, nếu phát hiện tăng số thuế phải nộp so với số thuế doanh nghiệp đã kê khai quyết toán thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp tăng thêm đó tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế.
Ví dụ 1: Đối với kỳ tính thuế năm 2014, Doanh nghiệp A đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng; như vậy chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm nộp trong năm dưới 20% thì doanh nghiệp chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng đó vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định. Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp số thuế chênh lệch này thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có năm tài chính trùng với năm dương lịch. Kỳ tính thuế năm 2015, doanh nghiệp đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.
20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.
Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.
Khi đó, doanh nghiệp B phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng. Đồng thời, doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp (từ ngày 31 tháng 1 năm 2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số thuế phải nộp theo quyết toán. Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà doanh nghiệp chậm nộp thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1 tháng 4 năm 2016) đến ngày thực nộp số thuế này.
=> Vậy nếu mà doanh nghiệp có số đã nộp trong 4 quý mà bằng từ 80% số thuế phải nộp khi quyết toán cuối năm thì không tính tiền chậm nộp. Mà chỉ tính tiền chậm nộp nếu không nộp số tiền bổ sung từ 1 thàng 4 trở đi
=> Nếu doanh nghiệp có số thuế đã nộp 4 quý trong năm mà thấp hơn 80% số phải nộp quyết toán cả năm thì
- Phải tính tiền chậm nộp giữa số tiền thuế 80%* Số phải nộp cả năm với số đã nộp trong 4 quý tính từ ngày 31/1 đến ngày thực nộp số tiền thuế còn thiếu đó.
- Và phần số tiền thuế còn lại sẽ tính tiền chậm nộp từ ngày 1 tháng 4 đến ngày thực nộp số tiền này
VẤN ĐỀ 12: Thay đổi biểu mẫu của TT156
Thay thế các mẫu biểu 02/TNDN, 03/TNDN, 03-5/TNDN, 04/TNDN, 02-1/TĐ-TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC bằng các mẫu biểu mới tương ứng ban hành kèm theo Thông tư này.
1 bình luận trong “Tóm tắt thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn nghị định 91/2014/NĐ-CP”