Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

Khi lập công ty nên chọn loại hình nào? Các loại hình doanh nghiệp khác nhau như thế nào? Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp là gì? Asadona thường xuyên nhận được các câu hỏi tươgng tự của khách hàng nên bài viết này để giải đáp các thắc mắc đó.

Có 4 loại hình doanh nghiệp cơ bản:

  1. Doanh nghiệp tư nhân
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  4. Công ty cổ phần

Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp:

Doanh nghiệp tư nhân

Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân:

Trách nhiệm vô hạn, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của cá nhân mình. Hoạt động của công ty có thể gây ảnh hưởng đến trách nhiệm và tài sản cá nhân.
Chủ doanh nghiệp chỉ được lập 1 doanh nghiệp tư nhân duy nhất.
Doanh nghiệp tư nhân không có pháp nhân.
Không được sở hữu tài sản riêng.
Lương của chủ doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý.

Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân:

Được dùng tài sản cá nhân như tài sản của doanh nghiệp mà không cần làm thủ tục sang nhượng.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Khó huy động vốn, ít thành viên gây cảm giác công ty nhỏ.
Công ty TNHH một thành viên khi thêm thành viên phải chuyển loại hình doanh nghiệp.

Ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Trách nhiệm hữu hạn, cá nhân chỉ phài chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong khoảng vốn điều lệ của mình.
Công ty có pháp nhân và được quyền sở hữu tài sản riêng, được đứng tên hồ sơ pháp lý, được lập tài khoản ngân hàng…

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi thay đổi hoặc thêm bớt thành viên phài làm thủ tục thay đổi giấy đăng ký kinh doanh với phòng đăng ký kinh doanh.
Không có quyền phát hành cổ phiếu. Giới hạn 50 thành viên.

Ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Trách nhiệm hữu hạn, mỗi thành viên chỉ chịu trách nhiệm theo tỷ lệ phần vốn góp của mình. Công ty chỉ chịu trách nhiệm trong khoảng vốn điều lệ của mình.
Công ty có pháp nhân và được quyền sở hữu tài sản, đứng tên hồ sơ pháp lý, tài khoản ngân hàng…
Thành viên thường quen biết và tin cậy nhau nên khó mất quyền kiểm soát công ty, tỷ lệ đồng thuận trong các quyết định cao dẫn đến độ tin cậy cao trong mắt khách hàng.

Công ty cổ phần

Nhược điểm của công ty cổ phần:

Điều lệ phức tạp. Các thủ tục pháp lý phức tạp.
Hoạt động quản lý, kiểm soát, kế toán, báo cáo của công ty chặt chẽ và phức tạp.
Chủ sở hữu có thể bị mất quyền kiểm soát công ty khi lượng cổ đông lớn và cấu kết với nhau.

Ưu điểm của công ty cổ phần:

Dể dàng mở rộng và phát triển bùng phát.
Dễ huy động vốn, có thể bán cổ phần, có thể phát hành cổ phiếu.
Trách nhiệm hữu hạn, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong khoản vốn góp của mình.

Nên thành lập loại hình công ty nào?

Như vậy, với nhu cầu lập một doanh nghiệp nhỏ và vừa, loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ là lựa chọn tối ưu nhất cho các chủ doanh nghiệp hiện nay. Loại hình này có pháp nhân, trách nhiệm hữu hạn, có khả năng mở rộng, có thể thêm bớt thay đổi thành viên góp vốn để huy động vốn, quản lý không quá khó, khó mất quyền kiểm soát, ít bị dòm ngó và kiểm soát của cơ quan nhà nước.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có dễ không?

Về quản lý hành chính, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không khó.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ khiến doanh nghiệp phát sinh hàng loạt công việc khác như:

Chốt sổ sách kế toán. Thống kê, kiểm toán, nộp thuế nếu thành viên hoặc đối tác yêu cầu.
Chuyển tên chủ sở hữu tài sản nếu doanh nghiệp đứng tên nhà, xe, số điện thoại, đường truyền, tài khoản ngân hàng…
Làm lại danh thiếp, bảng hiệu, bì thư, hồ sơ năng lực, biểu mẫu hoạt động…
Làm lại con dấu, hóa đơn, thay đổi thông tin đăng ký thuế…

Vì vậy doanh nghiệp cần sáng suốt chọn lựa loại hình doanh nghiệp trước khi quyết định thành lập công ty để giảm phiền phức về sau. Nếu cần tư vấn hãy liên hệ với Asadona để trao đổi. Chúng tôi hỗ trợ miễn phí 24/24.

, , , , , ,

2 bình luận trong “Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.