Việc quyết toán thuế của doanh nghiệp gồm những gì?

quyết toán thuế biên hòa

Việc quyết toán thuế của doanh nghiệp gồm những gì?

Quyết toán thuế là công việc bắt buộc của một doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động (thông thường là sau 5 năm, những doanh nghiệp lớn thì có thể mỗi năm một lần)

Khi nào thì doanh nghiệp phải quyết toán thuế?

Sau khi có quyết định thanh tra quyết toán của cơ quan thuế quản lý, và cơ quan thuế thường hẹn doanh nghiệp trước 2 tuần để chuẩn bị.

Quyết toán thuế nhằm mục đích gì?

Mục đích của việc quyết toán thuế là truy thu thuế TNDN, thuế GTGT của doanh nghiệp. Vậy để cho doanh nghiệp bị truy thu ít tiền thuế thì kế toán cần chuẩn bị gì? Asadona xin chia sẻ một số kinh nghiệm về việc quyết toán thuế:

Để bảo vệ tối đa quyền lợi cho doanh nghiệp, người làm kế toán cần chuẩn bị tốt tinh thần ứng biến các tình huống mà cán bộ thuế có thể hỏi trong quá trình kiểm tra sổ sách. Để việc quyết toán diễn ra tốt đẹp và bị truy thu ít tiền thuế, kế toán cần chuẩn bị đẩy đủ hồ sơ chứng từ, sổ sách, các giấy tờ kèm theo để khi cơ quan thuế hỏi đến giấy tờ gì  thì kế toán có ngay để trình bày tránh việc khi hỏi không có mới bắt đầu chuẩn bị sẽ dẫn tới nhiều thiệt thòi cho doanh nghiệp.

Những chứng từ cần chuẩn bị để cơ quan thuế kiểm tra:

1. Tờ khai thuế GTGT hang tháng đã nộp

2. Hoá đơn, chứng từ mua vào, bán ra kèm theo tờ khai đã nộp

3. Tất cả các loại giấy nộp tiền thuế

4. Báo cáo tài chính các năm đã nộp

5. Quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN

6. Quyết toán  thuế TNCN theo mẫu 05/KK

7. Sổ cái các TK theo bảng cân đối số phát sinh

8. Sổ chi tiết các tài khoản liên quan

9. Biên bản đối chiếu công nợ các năm

10. Bảng trích khấu hao TSCĐ và bảng phân bổ CCDC

11. Sổ chi tiết công nợ phải thu

12. Sổ chi tiết công nợ phải trả

Và các giấy tờ liên quan đến loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Thời hạn lưu giữ chứng từ phục vụ công việc quyết toán:

Theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC thời hạn lưu giữ chứng từ như sau:

Điều 1. Ban hành “Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã.

7.4. Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán

7.4.1.Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm, gồm:

– Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành thường xuyên của doanh nghiệp, không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của Phòng Kế toán.

– Tài liệu kế toán khác dùng cho quản lý, điều hành và chứng từ kế toán khác không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

7.4.2. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm, gồm:

– Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán, biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, trong đó có báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra kế toán.

– Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định.

– Tài liệu kế toán về quá trình đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

– Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán.

7.4.3. Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn quy định như sau:

– Tài liệu kế toán được lưu trữ vĩnh viễn là các tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Việc xác định tài liệu kế toán lưu trữ vĩnh viễn do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quyết định căn cứ vào tính sử liệu và ý nghĩa lâu dài của tài liệu, thông tin để quyết định cho từng trường hợp cụ thể và giao cho bộ phận kế toán hoặc bộ phận khác lưu trữ dưới hình thức bản gốc hoặc hình thức khác;

– Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn phải là thời hạn lưu trữ trên 10 năm cho đến khi tài liệu kế toán bị huỷ hoại tự nhiên hoặc được tiêu huỷ theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.

Việc nộp phạt cho những vi phạm về thuế có bị kiểm tra khi quyết toán?

Tại Điều 5 Nghị định 98/2007/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế:

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế

1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.

2. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.

Thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.

3. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án nhưng hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, cơ quan đã ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Trong trường hợp này, thời hiệu xử lý vi phạm là 03 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ án.

4. Trong thời hiệu quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này mà người nộp thuế lại tiếp tục thực hiện vi phạm mới cùng hành vi đã vi phạm trước đó hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu theo quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này mà thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2007/NĐ-CP:

Điều 6. Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật thuế

….

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại Điều này, người nộp thuế vi phạm các quy định tại Mục 2 Chương này thì còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

a) Buộc nộp đủ số tiền thuế nợ, tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận vào ngân sách nhà nước nếu đã quá thời hiệu quy định tại Điều 5 Nghị định này;

b) Buộc tiêu huỷ hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán in, phát hành trái quy định của pháp luật, trừ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán là tang vật phải lưu giữ làm chứng cứ xử lý vụ việc vi phạm.

 

Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu hoặc trao đổi thêm về những công việc trên có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời. Asadona hỗ trợ miễn phí doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Nai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.