7 thoả thuận lao động sai luật mà doanh nghiệp thường xuyên vi phạm

asadona tuyen dung small

7 thoả thuận lao động sai luật mà doanh nghiệp thường xuyên vi phạm

Dựa trên căn cứ pháp lý Bộ Luật Lao động 2012 và Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Có những thoả thuận giữa doanh nghiệp với người lao động là sai luật nhưng trong thực tế có rất nhiều doanh nghiệp đang thực hiện mà người lao động không biết để phản ánh. Asadona xin giới thiệu để khách hàng tham khảo.

1. Không trả lương thời gian thử việc hoặc Thử việc quá 2 tháng

– Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
– Chỉ được thử việc 01 lần với 01 công việc.
– Thời gian thử việc không quá 60 ngày với trình độ từ cao đẳng trở lên, 30 ngày với trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và 06 ngày với công việc khác.

Mức phạt: Phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng; buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động.

2. Không được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động

Ngoài ra, hành vi buộc người lao động thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng cũng bị cấm.

Mức phạt: Phạt tiền từ 20 triệu đến 25 triệu; buộc trả lại bản chính các giấy tờ trên hoặc buộc trả lại số tiền, tài sản đã giữ với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ.

3. Trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng

Lương tối thiểu vùng hiện nay giao động từ vùng 1 đến vùng 4 như sau: 3.100.000 đồng; 2.750.000 đồng; 2.400.000 đồng; 2.150.000 đồng.

Mức phạt: Tùy vào số người lao đông vi phạm mà phạt từ 20 triệu đến 75 triệu; buộc trả đủ số tiền như quy định khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động.

4. Trả lương không đầy đủ, không đúng hạn

Mức phạt: Tùy theo số lượng người lao động vi phạm mà phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu; buộc trả đủ tiền lương và khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động.

Ngoài ra, Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này chỉ cần báo trước ít nhất 03 ngày cho người sử dụng lao động.

5. Làm thêm quá giờ

Cụ thể, nếu người sử dụng lao động bắt người lao động làm thêm quá 4 giờ/ngày thường; 12 giờ/ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng tuần.

Mức phạt: Phạt tiền từ 25 triệu đến 50 triệu và đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.

6. Không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

Mức phạt: Nếu không đóng đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN thì phạt từ 12% – 15% và đối đa không quá 75 triệu.

Nếu không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thì phạt từ 18% – 20% và tối đa không quá 75 triệu.

Đồng thời buộc truy nộp số tiền bảo hiểm chưa đóng và tiền lãi của số tiền đó.

7. Vi phạm quy định ngày nghỉ có hưởng lương

Hiện nay người lao động sẽ được nghỉ hưởng lương những ngày sau:

– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch)
– Tết Âm lịch: 05 ngày (có thể thỏa thuận nghỉ 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch)
– Ngày Giải phóng miền Nam: 01 ngày (30/04 dương lịch)
– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (01/05 dương lịch)
– Ngày Quốc khánh: 01 ngày (02/09 dương lịch)
– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (10/03 âm lịch)

Những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù.
Riêng người lao động nước ngoài, ngoài các ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm 01 ngày với Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
– Trường hợp chính bản thân người lao động kết hôn được nghỉ 03 ngày, con kết hôn nghỉ 01 ngày và bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ/chồng chết; vợ, chồng hoặc con chết: nghỉ 03 ngày.

Mức phạt:Phạt từ 500 ngàn đến 15 triệu đồng tùy theo số người lao động mà họ vi phạm.

 

 

, ,

1 bình luận trong “7 thoả thuận lao động sai luật mà doanh nghiệp thường xuyên vi phạm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.