Tư vấn xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ở Đồng Nai

Tư vấn xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ở Đồng Nai

Việc chuẩn hóa hệ thống quản lý và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế sẽ đem đến có doanh nghiệp những lợi ích thiết thực, đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới rất nhanh theo lộ trình WTO.
Kể từ 1/7/2013 Asadona bắt đầu triển khai kinh doanh một dịch vụ mới: Tư vấn xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ở Đồng Nai. Cùng với đối tác Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo Quản Lý Mới đã nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi hy vọng là nhà cung cấp đầu tiên giúp các doanh nghiệp Đồng Nai tiếp cận các hệ thống tiên tiến này.

mo-hinh-iso-9001-2008

 

Giới thiệu một số hệ thống tiêu chuẩn chất lượng phổ biến

Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001
Hệ thống quản lý chất lượng mà một trong những đại diện được nhiều người biết đến là ISO 9000 đã trở thành một đề tài quen thuộc, được biết đến và áp dụng rộng rãi và trở thành chuẩn mực cho công tác quản lý hoạt động của tổ chức. ISO 9000 là một trong những bước ngoặt thành quả của tổ chức tiêu chuẩn hóa ISO, nó mang lại một sự thay đổi lớn trong Quản Lý Chất Lượng trên toàn thế giới.

Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14001:2004
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn môi trường (EMS). ISO14001 là tiêu chuẩn chính, trong đó định rõ các yêu cầu cho việc thiết lập và duy trì hệ thống quản lý môi trường với 3 cam kết cơ bản: (1) Ngăn ngừa ô nhiễm, thân thiện với môi trường; (2) Phù hợp với pháp luật và (3) Cải tiến liên tục hệ thống EMS.

Hệ thống quản lý Chất lượng Toàn diện TQM
TQM là hệ thống quản lý chất lượng toàn diện được phát triển và áp dụng khá rộng rãi ở các quốc gia phát triển. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TQM dù có thể hiểu chung nhất đó là “một hệ thống quản lý tổng thể, đáp ứng tốt nhất yêu cầu khách hàng bằng việc tận dụng tốt nhất các nguồn lực của doanh nghiệp với chi phí nhỏ nhất”.

Hệ Thống Quản Lý An toàn Thực phẩm HACCP
HACCP là phương pháp quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm.

Hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm ISO22000:2005
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế kết hợp và bổ sung các yếu tố trọng tâm của tiêu chuẩn ISO9001 và các nguyên tắc HACCP để cung cấp khuôn khổ làm việc hiệu quả nhằm triển khai, áp dụng và cải tiến tiên tục hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS).

Thực hành Sản xuất tốt GMP
GMP là một phần của hệ thống quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm kiểm soát các điều kiện về nhà xưởng (cơ sở hạ tầng), điều kiện con người và kiểm soát các quá trình sản xuất để đạt các yêu cầu về an toàn vệ sinh, loại bỏ những nguy cơ nhiễm bẩn chéo.

Hệ thống Quản lý Sản phẩm theo BRC
Tiêu chuẩn toàn cầu BRC – Hàng tiêu dùng (BRC Global Standard – Consumer Products) do tổ chức BRC (British Retail Consortium) xây dựng và phát triển. Tiêu chuẩn được phát triển nhằm giúp các nhà bán lẻ đáp ứng được các yêu cầu luật định và bảo vệ người tiêu dùng, bằng cách cung cấp một cơ sở chung cho việc chứng nhận các công ty cung cấp hàng tiêu dùng.

Hệ thống Quản lý Chất lượng – Thiết bị Y tế ISO13485:2003
Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng trong đó một tổ chức cần thể hiện khả năng cung cấp dụng cụ y tế và dịch vụ liên quan đáp ứng đúng những yêu cầu của khách hàng và yêu cầu chế định áp dụng cho dụng cụ y tế và dịch vụ liên quan.

Hệ thống Quản lý An toàn & Sức khỏe Nghề nghiệp OHSAS18001:2007
OHSAS18000 là một bộ tiêu chuẩn về Hệ Thống Quản Lý An Toàn và Sức Khoẻ Nghề Nghiệp (gọi tắt là OH&S) được xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát những rủi ro về an toàn & sức khoẻ nghề nghiệp, đồng thời cải thiện công tác quản lý.

Hệ thống Quản lý Chất lượng ngành Phụ tùng Ô tô ISO 16949: 2002
Tiêu chuẩn ISO/TS16949 được xây dựng bởi Hiệp hội ô tô quốc tế (IATF) – The International Automotive Task Force – bao gồm các nhà sản xuất ô tô như: BMW, Daimler, Chryster, Fiat, Ford, General Motor, PSA Peugeot-Citroen,… và các hiệp hội thương mại quốc gia: AIAG (Mỹ), VDA (Đức), SMMT (Anh), ENFIA (Ý), FIEV (Pháp), hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA).

Hệ thống Quản lý về Trách nhiệm Xã hội SA 8000
Tiêu chuẩn SA 8000 do Tổ chức Trách nhiệm Xã hội Quốc tế (SAI) xây dựng năm 1998. Tiêu chuẩn này được xem là chuẩn mực về các trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động.

 

, , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.