Dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp tại Đồng Nai

dich vu tham dinh gia dong nai

Đối tượng thẩm định giá doanh nghiệp:

Đối tượng áp dụng trong Thẩm định giá trị doanh nghiệp là các công ty phát sinh các hoạt động như sau:
– Cổ phần hóa, chuyển nhượng,
– Mua bán sát nhập Doanh Nghiệp,
– Thế chấp, bảo lãnh vay vốn,
– Xác định cổ phần, chứng khoán,….
– Đã và đang chuẩn bị Cổ phần hóa
– Dự kiến sẽ có những thay đổi đáng kể về quyền sở hữu hoặc cơ cấu vốn của công ty: sáp nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng vốn, mua bán công ty hoặc nhượng quyền kinh doanh…
– Chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra công chúng
– Đang trên đà phát triển và mở rộng qui mô hoạt động, hoặc có sự thay đổi về tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tại sao cần thẩm định giá doanh nghiệp?

1. Vì sao cần xác định giá trị doanh nghiệp

– Nhằm trợ giúp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu về vốn chủ sở hữu:

• Cổ đông hoặc nhà đầu tư muốn nắm bắt một cách chi tiết về tình hình hiện tại của công ty trước khi đưa ra quyết định cuối cùng

• Các cơ hội và tiềm năng phát triển cho tương lai

• Đặc biệt là các khoản nợ ngoài dự kiến, ví dụ: các vấn đề về thuế, các nguy cơ tiềm ẩn về kiện tụng, tranh chấp

– Chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu ra công chúng lần đầu (IPO):

• Thị trường Chứng khoán áp đặt một số yêu cầu và qui tắc nhất định về chủng loại thông tin mà công ty buộc phải công khai trong các văn bản IPO (được gọi là Bản cáo bạch)

• Qui trình “Xác định giá trị Doanh nghiệp” phải xác định và chỉ ra được hoạt động cốt lõi của công ty và các cơ hội cũng như các nhân tố rủi ro.

• Thành công của IPO phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chuẩn bị. Thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng này, các bên liên quan tới IPO có thể sẽ phải đương đầu với những khó khăn và công ty có thể bị giảm giá trị một cách đáng kể khi niêm yết, do đó sẽ ảnh hưởng xấu tới lợi ích của các chủ sở hữu.

– Cải thiện tình hình hoạt động chung của công ty trước thực trạng hoạt động kém hiệu quả:

• Quá trình “Xác định giá trị Doanh nghiệp” sẽ đánh giá một cách khách quan các điểm mạnh và điểm yếu của công ty.

• Bằng việc xác định và chỉ ra những vấn đề hoặc các khu vực thể hiện rõ nhất các điểm yếu của công ty, quá trình “Xác định giá trị Doanh nghiệp” là một công cụ nhằm giúp công ty đánh giá một cách khách quan hoặc “mở khoá” các cơ hội/tiềm năng và gia tăng giá trị cho các cổ đông hiện tại và tương lai.

2. Lợi ích của việc xác định giá trị doanh nghiệp

• Lợi ích của qui trình “Xác định giá trị Doanh nghiệp” là khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích và khớp lại các dữ liệu quá quá khứ và triển vọng phát triển trong tương lai của Doanh nghiệp trong một bản báo cáo chính xác và toàn diện.

• Bằng việc xác định các điểm mạnh, điểm yếu và các giá trị cốt lõi của công ty, “Xác định giá trị Doanh nghiệp” trở thành một công cụ hữu hiệu giúp công ty hiện thực hoá được cơ hội và gia tăng giá trị cho các cổ đông hoặc nhà đầu tư tương lai.

• Trong các trường hợp cần thiết, sẽ vạch ra các kế hoạch và các kiến nghị chuẩn bị cho các hoạt động tiền và hậu IPO

• Chỉ ra những thay đổi cần thiết về hệ thống tài chính, cơ cấu thành phần cổ đông hoặc cấu trúc doanh nghiệp bởi qui trình này sẽ tạo ra một diễn đàn mở để công ty có thể thảo luận một cách sâu rộng và xem xét xem những cơ cấu này có đồng nhất và có lợi cho tương lai của công ty hay không?

• Hỗ trợ Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đưa ra những quyết định khó khăn như các hoạt động bán hàng hoặc loại bỏ các hoạt động làm ăn không có lãi hoặc không mang tính mấu chốt, để tập trung vào những hoạt động mang lại giá trị cao

• Đưa ra những phân tích về hệ thống quản trị và điều hành công ty, đồng thời cung cấp những đánh giá về năng lực đối với một số các vị trí nhân lực chủ chốt

• Một dự án “Xác định giá trị Doanh nghiệp” toàn diện và thành công sẽ đem lại những hiệu quả tích cực do đội ngũ chuyên gia tư vấn sẽ phát hiện ra những khu vực làm ăn hiệu quả của công ty, từ đó sẽ đưa ra được những giải pháp phát huy tối đa hiệu quả điểm mạnh đó để gia tăng giá trị cho các cổ đông và chủ doanh nghiệp

3. Kết quả đạt được

– Bản Báo cáo hoặc chứng thư về “Giá trị doanh nghiệp” phản các nội dung:

– Chỉ ra tình hình thực trạng của công ty và giá trị hiện tại của công ty

– Phản ánh những mong mỏi của cổ đông và những khu vực có thể ảnh hưởng tới giá trị của họ

– Một bản phân tích toàn diện và sâu sắc thực trạng hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai của công ty

– Xác định vấn đề và các khu vực hoạt động yếu kém

– Chỉ ra cách thức và phương án hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng và gia tăng giá trị cho các nhà đầu tư tương lai.

– Chỉ ra những yếu kém về cơ cấu, bộ máy quản lý, tổ chức, chính sách tiếp thị, sự bất ổn về cơ cấu thuế

– Vạch ra những mong đợi và yêu cầu của cơ chế thị trường đối với một công ty khi tham gia niêm yết hoạt động trên thị trường Chứng Khoán

– Các đề xuất về tư vấn và hỗ trợ trong suốt quá trình giúp công ty xóa bỏ các khoảng trống trong hoạt động của mình.

Nếu Công ty muốn chuyển nhượng hoặc phát hành thêm cổ phiếu, cần có:

– Bản tổng hợp các thông tin về công ty để “chào hàng” nhằm:

– Giới thiệu với cổ đông và nhà đầu tư giá trị thực của công ty tại thời điểm được nói đến

– Một bức tranh rõ nét về triển vọng phát triển của công ty giúp nhà đầu tư, cổ đông dự đoán được khả năng và hiệu quả đầu tư của mình Trong trường hợp công ty chuẩn bị phát hành cổ phiếu ra công chúng, cũng cần có “Bản Cáo Bạch” Về cơ bản, nội dung bản cáo bạch cũng tương tự như bản chào hàng, nhưng theo mẫu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước hoặc sàn giao dịch chứng khoán mà bạn niêm yết phát hành.

Hồ sơ cần để thẩm định giá doanh nghiệp:

Hồ sơ, tài liệu liên quan để tiến hành xác định giá doanh nghiệp bao gồm:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký thuế
Quyết định thành lập đơn vị trực thuộc (nếu có)
Biên bản góp vốn, liên kết, góp vốn thành lập Công ty
Các dữ liệu về tài chính
Bảng cân đối kế toán
– Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Bảng cân đối tài khoản
– Thuyết minh báo cáo tiền tệ

Lưu ý: Báo cáo tài chính nêu trên có thời điểm 3 năm (đối với DN sản xuất) và 5 năm (đối với DN dịch vụ) liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp, và tại thời điểm tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp (đã được kiểm toán hoặc quyết toán thuế)

Các bảng kê chi tiết các tài khoản
Tiền mặt: bảng kiểm kê quỹ tiền mặt
Tiền gửi ngân hàng: bảng kê tiền gửi ngân hàng + bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng.
Các tài khoản đầu tư ngắn và dài hạn
Các khoản ký cược, ký quỹ ngắn và dài hạn
Hàng tồn kho, những thông tin liên quan đến phương pháp kế toán hàng tồn kho
Danh sách công cụ dụng cụ
Chi phí trả trước ngắn và dài hạn
Ký cược, ký quỹ ngắn và dài hạn
Các khoản phải thu
Các khoản phải trả
Các khoản vay ngắn và dài hạn
Chi tiết chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Các khoản công nợ không có khả năng thu hồi
Các khoản công nợ không có khả năng chi trả (nêu chi tiết và giải thích rõ)
Bảng kê danh mục tài sản không dùng, chờ thanh lý
Bảng kiểm kê những tài sản của doanh nghiệp. Trong đó phân loại rõ những tài sản thuê mượn (chi tiết thuê hoạt động hay thuê tài chính), nhận góp vốn liên doanh liên kết.
Các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh
Lịch sử hình thành và phát triển của DN
Danh sách khách hàng chính, nhà cung cấp chính
Bản quyến, thương hiệu, lợi thế, đặc quyền, giấy chứng nhận,…và những tài sản vô hình khác mà DN đang có
Hợp đồng bảo hiểm (BH con người, BH tài sản, BH các khoản nợ,…)
Danh sách những vị trí, địa điềm mà Công ty có chi nhánh, nhà máy hoặc văn phòng đại diện (nếu có)
Phương án chi tiết sản xuất kinh doanh của DN trong thời gian từ 3 tới 5 năm (như kế hoạch về sản xuất sản lượng, giá thành và chi phí liên quan để tính ra giá thành của từng mặt hàng,…)
Kế hoạch đầu tư như: xây dựng nhà máy sản xuất mới (cungca6p1 dự án xây dựng, đầu tư thêm máy móc thiết bị,…), dự án mở rộng thị trường (nêu cụ thể thị trường dự tính mở rộng, kế hoạch mở rộng cụ thể, tiến độ thực hiệ,…) và các kế hoạch đầu tư khác (nếu có)
Chi phí marketing, chi phí quảng cáo tiếp thị, và quảng bá thương hiệu từ khi có chương trình triển khai liên quan đến chi phí này.
Các tài liệu liên quan đến nhân sự
Bảng tóm tắt về những người chủ chốt trong Công ty: độ tuổi, vị trí, bằng cấp, những kinh nghiệm trước kia
Số lượng, trình độ và năng lực nhân viên theo từng nhóm chức năng như: nhóm sản xuất, bán hàng, R&D, kế toán, phục vụ khách hàng,…

Nội dung công việc thẩm định giá doanh nghiệp gồm:

1. Nội dung thẩm định giá trị doanh nghiệp

Các khu vực thẩm định chủ chốt trong quá trình “Định giá trị Doanh nghiệp”:

– Các yếu tố khách quan:

+ Phân tích ngành

+ Ảnh hưởng của tình hình và xu hướng kinh tế quốc gia

+ Các yếu tố cạnh tranh bên ngoài

– Các yếu tố chủ quan:

+ Các báo cáo tài chính – Đảm bảo độ chính xác.

+ Tài sản – Xác thực giá trị, tình trạng, và quyền sở hữu.

+ Nguồn nhân lực – Xác định điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ nhân viên.

+ Chiến lược bán hàng – Phân tích các chính sách bán hàng, bao gồm các đánh giá về tính hiệu quả và không hiệu quả

+ Marketing – Xem xét tính hiệu quả của các chương trình, chiến lược marketing

+ Lĩnh vực hoạt động – đánh giá lĩnh vực hoạt động của công ty

+ Đối thủ cạnh tranh – Hiểu và nắm bắt được các mối đe dọa cạnh tranh tiềm tàng.

+ Hệ thống quản lý nội bộ – hiệu quả chưa? Có cần thiết cải tiến không?

+ Các vần đề về luật pháp – thuế, cơ cấu vốn…

+ Các hợp đồng và hợp đồng cho thuê

+ Hệ thống các nhà cung cấp – Độ tin cậy cũng như các điều khoản thương mại

2. Phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp

– Phương pháp giá trị tài sản thuần

– Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức

– Phương pháp chiết khấu lợi nhuận

– Phương pháp chiết khấu dòng tiền

– Phương pháp hệ số giá/thu nhập(P/E)

Giá dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp:

Theo bảng giá tiêu chuẩn của hội thẩm định giá Việt Nam

Khách hàng có nhu cầu thẩm định giá doanh nghiệp hoặc các loại tài sản khác có thể liện hệ với Asadona để được tư vấn trực tiếp và hỗ trợ tận nơi trong tỉnh Đồng Nai. Mọi công việc sẽ được Công ty Thẩm Định Giá Đồng Nai thực hiện.

,

2 bình luận trong “Dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp tại Đồng Nai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.