Thủ tục bổ sung mục tiêu quyền phân phối cho doanh nghiệp nước ngoài

Doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam thường lập dự án sản xuất trước, nhằm sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của mình. Khi thế giới có những biến động lớn như chiến tranh thương mại hay dịch bệnh thì thị trường xuất khẩu của họ bị ảnh hưởng, nhu cầu bán ra trong nước phát sinh. Và việc bán buôn hay bán lẻ ra thị trường trong nước, theo pháp luật của Việt Nam thì công ty nước ngoài cần phải bổ sung mục tiêu đầu tư để thực hiện quyền phân phối.

Quyền phân phối

Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối. Hoạt động phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.Quyền phân phối cho phép doanh nghiệp nước ngoài bán buôn bán lẻ ra thị trường trong nước dù có lập cơ sở bán buôn bán lẻ hay không.

Giấy phép kinh doanh phân phối hàng hóa trong nước

Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa là ngành kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư 2014. Do vậy, các doanh nghiệp nước ngoài muốn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối cần đáp ứng các điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP, Thông tư số 08/2013/TT-BCT, Thông tư số 34/2013/TT-BCT. Và mới nhất là các quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP:

Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau:

  • Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền nhập khẩu, được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam, theo các điều kiện sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối bán buôn, quyền phân phối bán lẻ, được bán buôn, bán lẻ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:

  1. Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
  2. Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
  3. Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
  4. Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  5. Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
  6. Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
  7. Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
  8. Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
  9. Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sau khi có Giấy phép kinh doanh và tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.

Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ thứ nhất cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Tổ chức kinh tế có cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, sau khi nhận vốn góp trở thành tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư, phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Các trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh

Ngoài các hoạt động thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép kinh doanh (9 mục nêu trên), tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 51% được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường, đăng ký thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, thay đổi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ để được cấp Giấy phép kinh doanh được hướng dẫn tại các phụ lục của Nghị định 09/2018/NĐ-CP gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).

2. Bản giải trình có nội dung:

  • Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
  • Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
  • Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
  • Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Số lượng hồ sơ

– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 01 bộ;

– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 02 bộ;

– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 03 bộ.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 Nghị định này

Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

Trường hợp đáp ứng ứng điều kiện

– Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này; trường hợp từ chối cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

– Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành theo quy định tại điểm a hoặc b khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 10 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý ngành có văn bản từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bổ sung mục tiêu hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, bổ sung mục tiêu hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và cấp Giấy phép kinh doanh. Hồ sơ gồm:

Hồ sơ thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Bổ sung nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá trên giấy phép kinh doanh đã được cấp.

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh
  • Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện nội dung bổ sung;
  • Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đã được cấp phép
  • Chứng từ của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do;
  • Giấy phép kinh doanh đã được cấp (bản chính).

Dịch vụ bổ sung mục tiêu quyền phân phối trên giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài

Asadona là công ty dịch vụ doanh nghiệp 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư. Chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp nước ngoài thực hiện việc bổ sung mục tiêu quyền phân phối trên giấy chứng nhận đầu tư qua các công việc như sau:

  1. Nắm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam

Cung cấp tham chiếu cho doanh nghiệp nắm rõ các quy định về việc này như:

  • Nghị định 108/2006/NĐ-CP
  • Nghị định số 23/2007/NĐ-CP
  • Biểu cam kết WTO về dịch vụ
  • Thông tư số 08/2013/TT-BCT
  • Thông tư số 34/2013/TT-BCT
  • Nghị định 09/2018/NĐ-CP
  1. Cụ thể hóa ngành nghề đăng ký

Để chuyên viên của cơ quan quản lý nhà nước thẩm tra hồ sơ dễ nắm bắt phạm vi hoạt động của doanh nghiệp thì người thực hiện thủ tục hành chính cần chi tiết ngành nghề đăng ký.

Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu hoạt động của mình với từng yêu cầu cụ thể: “Quyền xuất khẩu”, “quyền nhập khẩu”, “Quyền phân phối bán buôn”, “Quyền phân phối bán buôn khôn gắn với lập cơ sở bán buôn”, “Quyền phân phối bán lẻ” hoặc “Quyền phân phối bán kẻ không gắn với lập cơ sở bán lẻ”.

Phân loại và ghi chi tiết mã HS đối với hàng hóa dự định xuất nhập khẩu, phân phối. Theo đó doanh nghiệp cần làm rõ loại hàng hóa của công ty mình đăng ký là loại nào, mã HS của hàng hóa là mã nào? Điều này rất quan trọng bởi chuyên viên của cơ quan quản lý sẽ căn cứ vào năng lực kinh nghiệm của nhà đầu tư, năng lực tài chính của dự án để xem xét dự án có phù hợp khi đăng ký các loại hàng hóa trên không.

  1. Thực hiện thủ tục hành chính

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của thủ tục hành chính.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp. Tùy theo nơi đặt trụ sở chính doanh nghiệp.

Bước 3: Thẩm tra hồ sơ tại Vụ kế hoạch – Bộ công thương và Phòng kinh tế, đầu tư – Sở công thương cấp tỉnh. Doanh nghiệp cần theo dõi hồ sơ để đảm bảo tiến độ công việc không bị chậm, hoặc biết rõ các điểm chưa đáp ứng của hồ sơ theo ý kiến của chuyên viên từng cơ quan này.

Bước 4: Sau khi có công văn chấp thuận của các ban ngành gửi về cơ quan quản lý đầu tư, hồ sơ được trình lên UBND tính/ thành phố trực thuộc trung ương hoặc Giám đốc Ban quản lý các khu công nghiệp.

Bước 5: Nhận kết quả hành chính.

Thời gian thực hiện: giải quyết: 45 đến 60 ngày làm việc.

Chi phí: Tùy theo vụ việc và số ngành nghề đăng ký sẽ được báo sau khảo sát hồ sơ.

Như vậy, để có thể nhập khẩu máy móc thiết bị và bán ra cho doanh nghiệp khác, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phải đăng ký bổ sung mục tiêu đầu tư là quyền phân phối, bán buôn, bán lẻ, và phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý trước khi thực hiện các hoạt động này. Doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thực hiện thủ tục nhanh gọn và đơn giản nhất.

, , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.