Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm

giấy chứng nhận mã vạch

Mẫu giấy chứng nhận mã vạch khi đăng ký mã vạch thành côngMã số mã vạch là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được.

Việc đăng ký mã vạch là một nhu cầu quan trọng của doanh nghiệp trong việc thực hiện bán buôn hoặc bản lẻ sản phẩm ra thị trường.

Thủ tục xin cấp mã số mã vạch

Căn cứ pháp lý

– Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

– Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 sửa đổi bổ sung một số điều trong “Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch” ban hành kèm quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN;

– Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc “Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch”.

Quy định về mã vạch sản phẩm

Cấu trúc của mã vạch:

Cấu trúc của mã số thương phẩm toàn cầu loại thông dụng nhất hiện nay tại Việt Nam là mã GTIN 13 gồm 13 chữ số. Khi đọc mã số này chúng ta đọc từ trái sang phải theo thứ tự sau:

– Ba chữ số đầu tiên: 893 thể hiện Mã quốc gia GS1 do Tổ chức GS1 quản trị và cấp cho Việt Nam;

– Bốn, năm, sáu hoặc bảy chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định doanh nghiệp do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho tổ chức sử dụng mã số GS1;

– Năm hoặc bốn hoặc ba hoặc hai chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định vật phẩm do tổ chức sử dụng mã số GS1 quản trị và cấp cho các vật phẩm của mình;

– Chữ số cuối cùng thể hiện Số kiểm tra (được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo thuật toán xác định của GS1).

Cách đọc mã vạch:

Mã số mã vạch chia thành 4 phần: Mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và mã kiểm tra.

Trong đó mã quốc gia được cấp cho Việt Nam là 893, mã doanh nghiệp được GS1 cấp khi thực hiện thủ tục đăng ký mã vạch, mã sản phẩm do doanh nghiệp tự kê khai theo hướng dẫn của GS1, mã kiểm tra được cấp theo thuật toán xác định của GS1.

Thiết bị đọc mã vạch: Dùng máy quét mã vạch hoặc ứng dụng đọc mã vạch trên điện thoại thông minh.

Cách sử dụng mã vạch:

Doanh nghiệp sẽ được cấp mã số doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp có thể dùng mã số doanh nghiệp của mình phân bổ cho các sản phẩm của mình.

Nếu mã doanh nghiệp được cấp là 10 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 01 đến 99; Nếu mã doanh nghiệp được cấp là 9 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 001 đến 999; Nếu mã doanh nghiệp được cấp là 8 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 0001 đến 9999.

Việc phân bổ này sẽ do doanh nghiệp tự phân bổ sao cho các sản phẩm không bị trùng lặp mã số. Tuy nhiên khi phân bổ mã số cho các sản phẩm, doanh nghiệp phải cập nhật bản danh mục sản phẩm đã gán mã số mới nhất cho Tổng cục. Khi nào sử dụng hết quỹ số đã được cấp, doanh nghiệp cần đăng kí mã số doanh nghiệp khác.

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Hồ sơ xin cấp mã số mã vạch

Hồ sơ xin cấp mã số mã vạch gồm các giấy tờ sau đây:

– Bản Đăng kí sử dụng MSMV đã điền đầy đủ thông tin, thủ trưởng kí tên, đóng dấu (02 bản);

– Bản sao Giấy phép đăng ký doanh nghiệp (01 bản); (Bản phô tô có chứng thực)

– Bảng đăng kí danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN, theo mẫu (02 bản).

Mức phí xin cấp mã vạch mã số

Tùy vào số lượng sản phẩm cần gán mã vạch mã số, sẽ có các mức phí khác nhau:

TT Loại mã Phí cấp và hướng dẫn sử dụng (đ) Phí duy trì

(đ)

1 Mã doanh nghiệp GS1
a 7 chữ số (phân bổ được cho trên 10.000 dưới 100.000 loại sản phẩm) 1.000.000 2.000.000
b 8 chữ số (phân bổ được cho trên 1.000 dưới 10.000 loại sản phẩm) 1.000.000 1.500.000
c 9 chữ số (phân bổ được cho trên 100 dưới 1.000 loại sản phẩm) 1.000.000 800.000
d 10 chữ số (phân bổ cho dưới 100 loại sản phẩm) 1.000.000 500.000
2 Mã địa điểm toàn cầu GLN (một mã) 300.000 200.000
3 Mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số GTIN-8 (một mã) 300.000 200.000
4 Xác nhận mã nước ngoài
a Hồ sơ ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm 500.000đ/hồ sơ
b Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm 10.000đ/mã

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tổng cục đo lường chất lượng.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc

Dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm

Quý khách có thể tự chuẩn vị hồ sơ và làm theo trình tự ở trên. Hoặc liên hệ với Asadona để sử dụng dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm. Khi Quý khách sử dụng dịch vụ, chúng tôi sẽ chủ động chuẩn bị đầy đủ các tài liệu nêu trên và trả kết quả quý khách trong đúng thời hạn như đã cam kết.

Đăng ký mã vạch gần như điều bắt buộc khi doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm vào các chuỗi siêu thị để tích hợp với hệ thống tính tiền của họ.
,

1 bình luận trong “Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.