Thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Việt Nam

Điều kiện góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Việt Nam

Theo Luật Đầu tư 2014, Nhà nước quy định điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Việt Nam như sau:

– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam phải tuân thủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty Việt Nam không hạn chế trừ các trường hợp như sau:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải là công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

Thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Việt Nam

Khi một doanh nghiệp công ty nước ngoài muốn đầu tư vốn, đầu tư cổ phần vào các công ty ở Việt Nam phải làm theo các thủ tục đăng ký của nhà nước. Quy trình đăng ký của thủ tục góp vốn vào công ty Việt Nam sẽ bao gồm các bước sau đây.

  1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả), nhận giấy tiếp nhận hồ sơ và sẽ hẹn trả kết quả.

Sở KH&ĐT thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả giấy tiếp nhận hồ sơ và sẽ hẹn trả kết quả cho cá nhân, tổ chức công ty làm thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

Tiến hành thụ lý hồ sơ.

Gửi hồ sơ thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài để xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ quản lý ngành có chức năng giải quyết.

Hoàn tất các kết quả giải quyết hồ sơ trình với lãnh đạo Sở phê duyệt kết quả giải quyết hồ sơ (Thông báo về việc bổ sung hồ sơ/Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp).

Bước 3: Trả kết quả:

Cá nhân, các tổ chức nhận kết quả và giải quyết hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và có trả kết quả trả về.

  1. Cách thức thực hiện:

Nhà đầu tư nộp các hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Phòng chuyên môn thực hiện soạn thảo, trình Lãnh đạo Sở phê duyệt Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.

  1. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ gốc và 02 bộ bản sao (để lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành), bao gồm:

– Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào tổ chức kinh tế.

– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

  1. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các loại hồ sơ hợp lệ.
  2. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hoặc cá nhân
  3. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội.
  4. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính hồ sơ:

Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

  1. Lệ phí: Không có.
  2. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thủ tục:

– Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào tổ chức kinh tế (Mẫu I.4 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT)

  1. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Khi nộp hồ sơ và nhận kết quả, người làm thủ tục góp vốn phải mang các loại giấy tờ sau:

– Giấy tiếp nhận với các loại hồ sơ và hẹn trả lại kết quả.

– Giấy chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác. Trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ và nhận kết quả, thì người làm thủ tục phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và một trong các giấy tờ sau: (I) Hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; (II) Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

Tải về: Thông tư 16/2015/TT-BKHDT

, , , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.