Các câu hỏi kế toán tháng 9/2015

Nội dung chính

Dịch vụ kế toán thuế Biên Hòa

  1. Vốn điều lệ 15 tỷ, chưa góp đủ nên hạch toán phần thực góp vào đâu?

Nợ TK111,112,211/Có TK411: 5 tỷ và Nợ TK138/có TK411: 10 tỷ (phần chưa góp). Thời hạn góp vốn của công ty cổ phần là 90 ngày; của công ty TNHH là 3 năm. Xin hỏi xử lý như vậy có ổn không?

Trả lời: Vì thực tế DN của bạn chưa góp đủ VĐL nên phải treo phần góp thiếu vào TK138. Nếu trong kỳ không phát sinh khoản vay nợ và trả lãi thì hạch toán như trên là tạm được. Nếu trong kỳ có vay và trả lãi thì treo nợ ở TK138 là không được. Bạn cần đánh giá khả năng góp vốn thực tế của các cổ đông để xóa số dư cho TK138. Nếu xét thấy các cổ đông không có khả năng góp vôn thì nên làm thủ tục giảm vốn điều lệ về mức thực góp. (Tham khảo Thông tư 200/2015/TT-BTC)

  1. Công ty sản xuất lấy hóa đơn vật tư đầu vào lớn để không phải nộp thuế GTGT có được không? Hàng tồn kho thừa thì để ở xưởng?

Trả lời: Trong ngắn hạn thì bạn làm như vậy nhưng trong dài hạn, làm như thế là lỗi nghiệp vụ nghiêm trọng, đẩy sự nguy hiểm về phía tương lai. Doanh nghiệp có thể bị thanh tra thuế nếu trên báo cáo tài chính thể hiện hàng tồn kho lớn.

Các kỳ SX tiếp theo nếu tiếp tục có các hóa đơn nhập mua NVL trong khi hàng tồn kho trên sổ vẫn còn nhiều thì là sự vô lý dẫn đến dễ bị loại trừ VAT và tiền hàng nhập thêm. Công việc kế toán sẽ phức tạp và khó giải trình. Chưa kể có sự biến động giá thị trường, giá gốc của hàng tồn kho đầu kỳ thấp khiến giá vốn thành phẩm thấp, kết quả là tạo ra vòng luẩn quẩn cho việc xử lý chi phí và thuế.

  1. Hàng tổn thất do thiên tai thì thủ tục kê khai thuế như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục cần có:

+ Xác nhận của cơ quan chức năng về sự cố thiên tai

+ DN lập Bảng kê các tài sản bị tổn thất

+ QĐ của Giám đốc chỉ đạo hướng giải quyết

+ DN xuất hóa đơn GTGT ghi tên và số lượng tài sản bị tổn thất

DN được hạch toán giá trị tổn thất không được bồi thường vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Không phải điều chỉnh giảm VAT đã khấu trừ trên tờ khai.

  1. Công ty bán hàng cho khách, xuất hóa đơn để kê khai và ghi nhận doanh thu, VAT đầu ra nhưng phía khách hàng không lấy hóa đơn hoặc lấy nhưng không kê khai khấu trừ đầu vào của bên họ thì có được không?

Trả lời: Bên bán hàng thì có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, VAT đầu ra. Còn bên mua có cần hóa đơn hay không thì không ảnh hưởng gì đến bên bán.

  1. Công ty xây dựng xuất hóa đơn GTGT cho Bên A tiền công trình xây dựng dùng vốn NSNN trị giá 350 tỷ lý do là chưa thống nhất giá trị quyết toán, chủ đầu tư chưa trả 32 tỷ. Nhà thầu phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này vì DN mà viết hóa đơn thì không có tiền nộp thuế.

Trả lời: Sau quá trình thi công, công ty xây dựng đã nhận được gần hết số tiền thi công, đã làm xong công trình và chỉ còn vướng mắc ở khâu thủ tục nghiệm thu và chốt tổng giá trị thực hiện. Vì vậy công ty xây dựng có trách nhiệm phải xuất hóa đơn GTGT để ghi nhận doanh thu và thuế GTGT đầu ra theo quy định tương ứng với giá trị hợp đồng đã ký.

Theo TT119/2014/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn, đối với công trình dùng vốn NSNN để trả cho DN thì DN được nợ thuế không bị phạt và tính chậm nộp tương ứng với phần tiền mà NSNN còn nợ DN. DN bạn nên làm 1 công văn giải trình việc này gửi lên cơ quan thuế để tránh bị nộp phạt.

  1. Công ty vận tải của Việt Nam được một công ty Hàn Quốc ủy quyền đứng ra ký hợp đồng vận tải và xuất hóa đơn cho bên A. Vậy công ty tính chi phí thế nào với công ty Hàn Quốc cho phù hợp với hợp đồng này.

Trường hợp 1: Bên Công ty Hàn Quốc không có trụ sở đăng ký kinh doanh ở Việt Nam.

Bên Hàn Quốc xuất 1 invoice cho bên công ty Việt Nam đối với số tiền được chia theo như hợp đồng Liên doanh đã quy định. Để bên công ty Việt Nam hạch toán vào chi phí thực hiện dự án. Mặt khác Bên công ty Việt Nam tính thuế nhà thầu và khấu trừ trước khi trả tiền cho bên Hàn Quốc bằng chuyển khoản.

Trường hợp 2: : Bên Công ty Hàn Quốc có trụ sở đăng ký kinh doanh ở Việt Nam.

Theo hướng dẫn tại TT200/2015/TT-BTC. Bên công ty Hàn Quốc phải xuất 1 hóa đơn GTGT, VAT 10% đối với phần lợi nhuận trước thuế được chia cho công ty Việt Nam.

  1. Doanh nghiệp mua xăng nhiều lần trong tháng nhưng đến cuối tháng mới lấy hóa đơn 1 lần có được không?

Trả lời: Theo quy định của TT39/2014/TT-BTC bên bán hàng phải xuất hóa đơn ngay khi bán hàng. Do vậy, công ty của bạn phải lấy hóa đơn xăng ngay tại từng lần mua xăng. Trường hợp vì một lý do nào đó bạn chưa lấy được hóa đơn xăng ngay thì có thể phải kẹp hóa đơn xăng với các phiếu đổ xăng từng lần, đồng thời giữa công ty bạn với cửa hàng xăng dầu phải có hợp đồng kinh tế.

  1. Chi phí hỗ trợ phụ nữ sau sinh có bị khống chế? Doanh nghiệp cần có chứng từ gì để được tính vào chi phí được trừ khí tính thuế TNDN?

Trả lời: Về mức chi

Bạn thao khảo các quy định của BHXH đối với hỗ trợ thai sản để xác định mức chi hợp lý. Trường hợp nhân viên đã đóng BHXH thì sẽ được cơ quan BHXH chi trả tiền thai sản, hỗ trợ mổ đẻ. Ngoài ra, DN có thể hỗ trợ thêm và coi đó như khoản phúc lợi của công ty. Theo TT119/2014/TT-BTC và TT96/2015/TT-BTC thì DN được tự quy định mức chi phúc lợi và được quy định rõ trong Hợp đồng lao động, quy chế tài chính của công ty. Khi đó, chỉ cần 1 Phiếu chi là dùng để hạch toán chi phí này.

  1. TSCĐ hình thành từ 2012 giá trị khoảng 2 tỷ trong đó khoảng 1 tỷ chưa có đầu vào, nay điều chỉnh giảm 1 tỷ có được không? TK331 treo nợ khoảng 1 tỷ thì xử lý thế nào?

Trả lời: Một phần TSCĐ trị giá khoảng 1 tỷ không có hóa đơn đầu vào thì phải điều chỉnh giảm nguyên giá, giảm công nợ TK331. Các trường hợp khác, nếu treo nợ TK331 thì phải xem lại hợp đồng và tiến độ thanh toán để bổ sung thêm phụ lục hợp đồng hoặc tìm cách chuyển khoản để xóa dư công nợ.

  1. Đi hát thì ghi hóa đơn là biểu diễn nghệ thuật thì bao nhiêu %VAT? Có tính giá thành DV hay chỉ tập hợp doanh thu Chi Phí? Nếu NV chỉ nộp riêng BHXH được không?

Trả lời: Theo khoản 13, Điều 10 TT219/2013/TT-BTC, hoạt động biểu diễn nghệ thuật chịu thuế suất VAT là 5%.

13b) Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: “tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật của các nhà hát hoặc đoàn tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc có giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.”

TH bạn cử ca sỹ đến đâu đó hát mà không có giấy phép hoạt động theo quy định thì phải áp dụng thuế suất 10% đối với dịch vụ

+ phải tính giá thành cho từng sự kiện mang lại doanh thu. Do vậy phải tập hợp chi phí riêng cho từng sự kiện cho phù hợp với doanh thu tương ứng hàng tháng.

+Nhân viên khi tham gia Bảo hiểm bắt buộc phải nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ không thể tách riêng.

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.