Cách tính thuế của hợp đồng khoán việc

Hợp đồng khoán việc là gì?

Hợp đồng khoán việc, còn gọi là hợp đồng giao khoán, là sự thỏa thuận của hai bên mà bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán. Nội dung công việc được khoán thường mang tính thời vụ, ngắn hạn. Sau khi hoàn thành công việc, bên nhận giao khoán bàn giao cho bên giao khoán để nhận một khoản tiền thù lao đã thỏa thuận.

Những trường hợp nào được ký hợp đồng khoán việc?

Thông thường, căn cứ vào bản chất công việc, những loại công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định.

Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động theo một trong ba loại sau:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Căn cứ pháp lý của hợp đồng khoán việc:

– Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/082013 hướng dẫn thực hiện Luật thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thu nhập cá nhân.

– Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 hướng dẫn thuế Thu nhập cá nhân quy định phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.

Đối với cá nhân không đăng ký kinh doanh:

Cá nhân không ký hợp đồng lao động (như hoa hồng đại lý bán hàng, hoa hồng môi giới, thù lao Hội đồng quản trị doanh nghiệp …) hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có thu nhập từ 02 triệu đồng/người/lần trở lên, thì theo khoản i Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC:

– Tổ chức trả thu nhập khấu trừ 10% tổng thu nhập phần thuế TNCN trước khi trả thu nhập. Tổ chức trả thu nhập kê khai và nộp 10% thuế của cá nhân theo quy định.

– Hoặc, lập bản cam kết (mẫu 02/CK-TNCN) thì không khấu trừ 10% nếu ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.

Lưu ý:

Cá nhân lập bản cam kết chỉ khi đã có mã số thuế, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của bản cam kết. Cuối năm, tổ chức trả thu nhập phải tổng hợp danh sách thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế nộp cho cơ quan thuế.

Tổ chức trả thu nhập không phải đóng BHXH cho người nhận khoán, căn cứ chứng từ trên (chứng từ chi, bản cam kết …) để hạch toán chi phí; bên nhận thu nhập không phải xuất hóa đơn.

Đối với cá nhân có đăng ký kinh doanh:

Đối với cá nhân có đăng ký kinh doanh (nộp thuế theo phương pháp khoán) ký hợp đồng khoán việc, căn cứ Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh nhận thu nhập phải xuất hóa đơn tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1 %; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

Lưu ý:

Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh (hoặc 1 đại diện nhóm kinh doanh) có mức doanh thu trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN.

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.