Quy định về thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn

Hoạt động chuyển nhượng vốn thường xuyên diễn ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên khi chuyển nhượng, doanh nghiệp thường chú ý đến phần thay đổi giấy đăng ký doanh nghiệp hơn là khai nộp thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định. Dưới đây là một số quy định về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi chuyển nhượng vốn mà doanh nghiệp cần lưu ý:

Hình thức chuyển nhượng vốn

Các hoạt động chuyển nhượng vốn góp của công ty TNHH, công ty hợp danh đều được coi là thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Theo đó người chuyển nhượng phải nộp 20% số tiền chênh lệch từ hoạt động chuyển nhượng vốn.

Trong các công ty cổ phần, dù chưa niêm yết, thì việc chuyển nhượng cổ phần vẫn được coi là chuyển nhượng chứng khoán. Do đó người chuyển nhượng cổ phần phải nộp 0,1% tổng số tiền chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng cổ phần đã ký. Quy định này được ghi nhận chi tiết tại Thông tư 25/2018/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2018.

Xác định loại thu nhập chuyển nhượng vốn

Căn cứ khoản 4 điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

“4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.”

Như vậy, nếu là công ty TNHH thì đây là một khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp, nếu là công ty cổ phần thì đây là một khoản thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Xác định thuế số thuế TNCN phải nộp

Để xác định thuế TNCN từ thu nhập chuyển nhượng vốn góp, căn cứ vào khoản 1 điều 11 TT111/2013/TT-BTC, theo đó:

Thuế TNCN phải nộp = ( Giá chuyển nhượng – Giá mua – Chi phí chuyển nhượng) X 20%

Để xác định thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán, căn cứ điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC, theo đó:

Thuế TNCN phải nộp = ( Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần)  X  0.1%

Ví dụ: Một thành viên đã góp vốn 3 tỷ vào công ty, bây giờ chuyển nhượng lại cho thành viên khác giá 3 tỷ. Nếu là công ty TNHH thì cá nhân này không phát sinh thuế TNCN phải nộp. Nếu là công ty cổ phần thì cá nhân này phải nộp số thuế TNCN là: 3 tỷ X 0.1% = 3 triệu đồng

Hồ sơ khai thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp

Trường hợp chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH

Đối với hồ sơ kê khai thuế TNCN từ thu nhập chuyển nhượng vốn góp, căn cứ vào khoản 4 điều 16 TT156/2013/TT-BTC, cụ thể:

Điều 16. Khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân

Khai thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán).

a) Nguyên tắc khai thuế

a.1) Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp thực hiện khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.

a.2) Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế và khai thuế theo khoản 1 Điều này. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là cá nhân thì chỉ khai thuế theo từng lần phát sinh không khai quyết toán thuế đối với nghĩa vụ khấu trừ.

a.3) Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.

Doanh nghiệp khai thay

Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện việc khai thay hồ sơ khai thuế của cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi cụm từ “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng vốn góp (trường hợp là chuyển nhượng của cá nhân cư trú) hoặc cá nhân nhận chuyển nhượng (trường hợp là chuyển nhượng của cá nhân không cư trú).

b) Hồ sơ khai thuế

Cá nhân cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp khai thuế theo mẫu sau:

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn mẫu số 12/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

– Bản chụp Hợp đồng chuyển nhượng.

– Tài liệu xác định trị giá vốn góp theo sổ sách kế toán, hợp đồng mua lại phần vốn góp trong trường hợp có vốn góp do mua lại.

– Bản chụp các chứng từ chứng minh chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.

Cơ quan thuế lập Thông báo số thuế phải nộp mẫu số 12-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cá nhân (kể cả trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp).

c) Nơi nộp hồ sơ khai thuế

Cá nhân, doanh nghiệp khai thay nộp hồ sơ khai thuế chuyển nhượng vốn góp tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp có vốn góp chuyển nhượng.

d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Cá nhân khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp khai thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.

Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước thời điểm làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật.

e) Thời hạn nộp thuế

Thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên Thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.

Trường hợp chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần

Đối với hồ sơ kê khai thuế TNCN từ thu nhập chuyển nhượng chứng khoán, căn cứ vào khoản 6 điều 21 TT92/2015/TT-BTC, cụ thể:

Điều 21. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ (sau đây gọi là Thông tư số 156/2013/TT-BTC) như sau:

Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 16 TT111/2013/TT-BTC

“5. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

a) Nguyên tắc khai thuế

a.1) Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của Công ty đại chúng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký, Công ty quản lý quỹ nơi cá nhân uỷ thác quản lý danh mục đầu tư khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

Giao dịch không thông qua sở giao dịch chứng khoán

a.2) Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không thông qua hệ thống giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán:

– Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. không khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế. Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

– Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty cổ phần chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức phát hành chứng khoán ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông không khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế. Công ty chứng khoán được ủy quyền quản lý danh sách cổ đông khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

a.3) Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không thuộc trường hợp nêu tại tiết a.1 và tiết a.2 khoản này khai thuế theo từng lần phát sinh.

a.4) Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng chứng khoán không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.

Như vậy

Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi cụm từ “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn thể hiện người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng chứng khoán.

b) Hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoán thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế hướng dẫn tại tiết a.3 khoản này gồm:

– Tờ khai mẫu số 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC;

– Bản chụp Hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán.

c) Nơi nộp hồ sơ khai thuế

Cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế từng lần phát sinh nêu tại điểm a.3 khoản này nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán mà cá nhân chuyển nhượng.

d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế chậm nhất là 10 (mười) ngày. kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân. thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách cổ đông theo quy định của pháp luật.

e) Thời hạn nộp thuế

Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế.”

Đối tượng thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế từ việc chuyển nhượng vốn

Khoản 4 điều 16 thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về đối tượng thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn như sau:

“- Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.

– Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam. không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế và khai thuế theo khoản 1 Điều này. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là cá nhân thì chỉ khai thuế theo từng lần phát sinh không khai quyết toán thuế đối với nghĩa vụ khấu trừ.

Doanh nghiệp khai thay

– Doanh ngiệp làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.

– Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện việc khai thay hồ sơ khai thuế của cá nhân”.

Doanh nghiệp khai thay ghi cụm từ “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế”. đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của doanh nghiệp.

Như vậy

Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng vốn góp (trường hợp là chuyển nhượng của cá nhân cư trú). hoặc cá nhân nhận chuyển nhượng (trường hợp là chuyển nhượng của cá nhân không cư trú).

Hồ sơ kê khai thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng vốn

– Tờ khai thuế TNCN thu nhập từ chuyển nhượng vốn mẫu 12/KK-TNCN (Nếu cổ đông tự kê khai) hoặc dùng Tờ khai thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn Mẫu 06/TNCN.

– Bản sao Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng chuyển nhượng.

– Tài liệu xác định trị giá vốn góp theo sổ sách kế toán, hợp đồng mua lại phần vốn góp trong trường hợp có vốn góp do mua lại.

– Bản chụp các chứng từ chứng minh chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng. và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.

Sau khi nhận được hồ sơ kê khai thuế của người nộp thuế thì Cơ quan thuế lập Thông báo số thuế phải nộp mẫu số 12-1/TB-TNCN gửi cho cá nhân (kể cả trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp).

Xử phạt vi phạm không kê khai thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn

Cán bộ quản lý thuế của doanh nghiệp có quyền ra quyết định kiểm tra thuế doanh nghiệp. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý thuế hoặc kiểm tra tại kỳ quyết toán thuế. Mức xử phạt lỗi này là từ 400.000đ đến 5.000.000đ tùy thuộc vào thời gian chậm áp dụng theo Điều 9 thông tư 166/2013/TT-BTC.

Doanh nghiệp đã thực hiện việc chuyển nhượng vốn nhưng chưa kê khai và nộp thuế TNCN cần thực hiện việc này ngay. Vì mức phạt sẽ càng cao theo thời gian. Nếu doanh nghiệp không có thời gian tự thực hiện, có thể liên hệ với Asadona để được tư vấn và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.